X

Soạn bài – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi trang 147 – 148 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

Giải câu 1 (Trang 147 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Trả lời:

Hình 1) Đồ chơi : diều

Trò chơi : thả diều

Hình 2) Đồ chơi : đầu sư tử, đèn ông sao, đàn

Trò chơi : múa sư tử (múa lân), rước đèn.

Hình 3) Đồ chơi : dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp.

Trò chơi: nhảy dây; cho búp bê ăn, lắp ghép mô hình, nấu ăn.

Hình 4) Đồ chơi : bộ xếp hình, mấy bộ điều khiển.

Trò chơi : trò chơi điện tử, xếp hình.

Hình 5) Đồ chơi: dây thừng,chả ná (súng cao su) (không nên chơi)

Trò chơi: kéo co, bắn (không nên chơi)

Hình 6) Đồ chơi: khăn bịt mắt

Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.

Giải câu 2 (Trang 148 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.

Trả lời:

– Đồ chơi : bóng, bi, máy bay, xích đu, bàn cờ; búp bê, súng phun nước, kiếm .

– Trò chơi: đá banh, bắn bi, ngồi xích đu, chơi cờ, chơi với búp bê…

Giải câu 3 (Trang 148 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :

a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?

b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?

c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?

Trả lời:

a) – Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: Đá bóng, đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.

– Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan

– Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê .

b) – Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ? Thả diều (vui khỏe), chơi với búp bê (rèn tính dịu dàng, cẩn thận) nhảy dây (nhanh + khỏe)…

– Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ?: Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.

c) Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

=> Súng phun nước (ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực), đấu kiếm (nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương) .

Giải câu 4 (Trang 148 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.

M: say mê

Trả lời:

say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

Câu 1. Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Trả lời:

Tên đồ chơi hoặc trò chơi

– Tranh 1. đồ chơi: diều; trò chơi: thả diều.

– Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn gió, đèn sao; trò chơi múa sư tử, rước đèn

– Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa – đồ nấu bếp; trò chơi: nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa – nấu cơm.

– Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.

– Tranh 5: đồ chơi, dây thừng, trò chơi, kéo co.

– Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê.

Câu 2. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.

Trả lời:

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác

– Đồ chơi: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay…

– Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa.

Câu 3. Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :

a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?

b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?

c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?

Trả lời:

Trong các trò chơi kể trên

a) Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa…

Những trò chơi bạn gái thường ưa thích, búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ…

Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..

b) Những đồ chơi, trò chơi có ích:

– Trò câu đố: tăng sự tư duy, trí thông minh

– Trò gia đình: giúp chúng ta trân trọng tình cảm gia đình hơn,…

c) Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?

Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )…

Câu 4. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.

M: say mê

Trả lời:

Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi là: say mê, say sưa, đam mê, mê mẩn, ham thích, hứng thú.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment