Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa, trang 73 – 74 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Giải câu 1 (Trang 73 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
A |
B |
(1) Bé chạy lon ton trên sân. | a) Hoạt động của máy móc. |
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. | b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. |
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ. | c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. |
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. | d) Sự di chuyển nhanh bằng chân. |
Trả lời:
1.d – Bé chạy lon ton: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
2.c – Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
3.a – Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
4.b – Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
Giải câu 2 (Trang 73 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên?
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh.
c) Di chuyển bằng chân.
Trả lời:
Chọn ý (b): Sự vận động nhanh.
Giải câu 3 (Trang 73 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Từ ăn trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Trả lời:
Từ ăn trong câu (c): “Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.” được dùng với nghĩa gốc.
Giải câu 4 (Trang 74 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa từ ấy.
a) Đi
– Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
– Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b) Đứng
– Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
– Nghĩa 2: ngừng chuyển động.
Trả lời:
a) Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
- VD: Em đi bộ rất nhanh.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
- VD: Em đi đôi giày này rất vừa.
b) Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- VD: Chúng em đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
- VD: Trời đứng gió, cây cối rũ rượi.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Câu 1. Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
A |
B |
(1) Bé chạy lon ton trên sân. | a) Hoạt động của máy móc. |
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. | b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. |
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ. | c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. |
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. | d) Sự di chuyển nhanh bằng chân. |
Trả lời:
Có thể ghép các câu đúng như sau:
- (1) (d) – Bé chạy lon ton: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
- (2) (c) – Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
- (3) (a) – Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
- (4) (b) – Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên?
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh.
c) Di chuyển bằng chân.
Trả lời:
Đáp án b: Sự vận động nhanh.
Câu 3. Từ ăn trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Trả lời:
Đáp án c: Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Từ ăn trong câu (c) đã được sử dụng với nghĩa gốc, để chỉ một hoạt động của con người nhằm nhai thức ăn.
Câu 4. Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa từ ấy.
a) Đi
– Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
– Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b) Đứng
– Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
– Nghĩa 2: ngừng chuyển động.
Trả lời:
a) Có thể đặt câu với từ “đi” như sau:
- Nghĩa 1: Em bé đang đi chập chững trên sân.
- Nghĩa 2: Chúng ta cần đi tất vào mùa đông để giữ ấm đôi bàn chân.
b) Có thể đặt câu với từ “đứng” như sau:
- Nghĩa 1: Thứ hai hàng tuần, chúng em đứng dưới sân trường để dự lễ chào cờ.
- Nghĩa 2: Trời đứng gió, cây cối cũng lặng im.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)