Soạn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 151- 153 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Nhận xét
Giải câu 1 (Trang 151 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con?
– Mẹ ơi, con tuổi gì ?
– Tuổi con là tuổi Ngựa.
Ngựa không yên một chỗ.
Tuổi con là tuổi đi.
XUÂN QUỲNH
Trả lời:
– Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?
Giải câu 2 (Trang 152 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp:
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em
b) Với bạn em
Trả lời:
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em:
– Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ ?
– Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cồ thường làm gì ạ ?
b) Với bạn em
– Bạn có thích đọc truyện tranh không ?
– Bạn có thích xem phim hoạt hình không ?
Giải câu 3 (Trang 152 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?
Trả lời:
Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.
II. Luyện Tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 152 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?
a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy hỏi:
– Con tên là gì ?
Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.
– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.
– Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?
– Thưa thầy, con muốn đi học ạ.
Theo ĐỨC HOÀI
b) Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi :
– Thằng nhóc tên gì ?
– l-u-ra
– Mày là đội viên hả ?
– Phải.
– Sao mày không đeo khăn quàng ?
– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
Trả lời:
a) Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.
– Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.
– Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.
b) Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.
– Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là “thằng nhóc”, là “mày” đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.
– I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 153 SGK tiếng việt 4 tập 1)
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi:
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
– Chắc là cụ bị ốm ?
– Hay cụ đánh mất cái gì ?
– Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Trả lời:
Câu hỏi và các bạn dùng để hỏi ông cụ rất thích hợp. Vì nó bộc lộ sư kính trọng và lễ phép đối với người trên
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Nhận xét
Câu 1. Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con?
– Mẹ ơi, con tuổi gì ?
– Tuổi con là tuổi Ngựa.
Ngựa không yên một chỗ.
Tuổi con là tuổi đi.
XUÂN QUỲNH
Trả lời:
Trong khổ thơ đã cho câu hỏi là câu đầu:
– Mẹ ơi, con tuổi gì?
Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép là lời gọi: Mẹ ơi
Câu 2. Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp:
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em
b) Với bạn em
Trả lời:
Đặt câu hỏi thích hợp:
a) Với cô giáo (thầy giáo):
– Thưa thầy, thầy có thích mặc áo khoác không ạ?
– Thưa thầy, thầy thích mặc trang phục màu tối hay màu sáng ạ?
– Thưa thầy, thầy có thích giọng ca Quang Dũng không ạ?
– Thưa thầy, thầy có thích bài Thơ duyên của Xuân Diệu không ạ?
b) Với bạn em:
– Bạn có thích mặc áo sơ mi trắng quần tây xanh không?
– Bạn có thích trò chơi điện tử không?
– Bạn có thích chọi dế không ?
Câu 3. Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?
Trả lời:
Để giữ phép lịch sự không nên có những câu hỏi tò mò làm phiền lòng, phật ý người khác.
II. Luyện Tập
Câu 1. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?
a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy hỏi:
– Con tên là gì ?
Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.
– Thưa thầy, co n là Lu-i Pa-xtơ ạ.
– Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?
– Thưa thầy, con muốn đi học ạ.
Theo ĐỨC HOÀI
b) Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi :
– Thằng nhóc tên gì ?
– l-u-ra
– Mày là đội viên hả ?
– Phải.
– Sao mày không đeo khăn quàng ?
– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
Trả lời:
Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật:
a) Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.
– Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.
– Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.
b) Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.
– Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là “thằng nhóc”, là “mày” đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.
– I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.
Câu 2. So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi:
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
– Chắc là cụ bị ốm ?
– Hay cụ đánh mất cái gì ?
– Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Trả lời:
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn đã cho:
Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ? là câu hỏi thể hiện sự lễ phép, tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ người lớn tuổi của các bạn.
Còn các câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, nếu dùng để hỏi cụ già:
– Thưa cụ, chuyện gì đă xảy ra với cụ thế ạ?
– Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ?
– Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ? thì không thích hợp lắm. Bởi lẽ các câu này chưa tế nhị, đượm vẻ tò mò.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)