Soạn bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 23 – 24 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?
I. Nhận xét
Giải câu 2 (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên.
M: Cây cối xanh um.
Trả lời:
– Cây cối xanh um.
– Nhà cửa thưa thớt.
– Chúng thật hiền lành.
– Anh trễ và thật khỏe mạnh.
Giải câu 3 (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
M: Cây cối thế nào?
Trả lời:
Các câu hỏi cần đặt:
– Cây cối thế nào?
– Nhà cửa thế nào?
– Chúng thế nào?
– Anh thế nào?
Giải câu 4 (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu.
M: Cây cối xanh um.
Trả lời:
Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.
Giải câu 5 (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
M: Cái gì xanh um?
Trả lời:
Câu hỏi cần đặt:
– Cái gì xanh um?
– Cái gì thưa thớt?
– Các con gì thật hiền lành?
– Ai trẻ và thật khỏe mạnh?
II. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Theo DUY THẮNG
a) Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.
b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.
c) Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.
Trả lời:
a) Đó là các câu:
– Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
– Căn nhà trống vắng.
– Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
– Anh Đức lầm lì, ít nói
– Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
b) Các câu trên có chủ ngữ là: Rồi những người con; Căn nhà; Anh Khoa; Anh Đức; Anh Tịnh
c) Các câu trên có vị ngữ là: lần lượt lên đường, trống vắng, hồn nhiên, xởi lởi, lầm lì, ít nói, thì đĩnh đạc, chu đáo.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 24 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
Trả lời:
“Tổ của em gồm có tám bạn: ba trai năm gái, do bạn Hồng Loan làm tổ trưởng. Loan là một người bạn gái rất dễ thương. Nhung, Lài là hai cây văn nghệ nổi tiếng của trường. Còn hai bạn gái nữa là Tâm và Cúc. Tâm nhí nhảnh hồn nhiên và xinh xắn. Còn Cúc thì hơi đậm người, ít nói và rất chân thành với bạn bè. Ba thằng con trai của tụi tôi mỗi đứa mỗi tính. Trung thì lẻo mép hay nghịch phá. Tôi thì lầm lì nhưng nổi tiếng là nghịch ngầm. Còn Văn thì chậm chạp, lù khù nhưng học rất giỏi”.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?
Bài 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Theo DUY THẮNG
a) Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.
b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.
c) Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.
Trả lời:
a) Tìm các câu kể “Ai thế nào?” trong đoạn văn:
– Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
– Căn nhà trống vắng.
– Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
– Anh Đức lầm lì, ít nói
– Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
b) Các câu trên có chủ ngữ là: Rồi những người con; Căn nhà; Anh Khoa; Anh Đức; Anh Tịnh
c) Các câu trên có vị ngữ là: lần lượt lên đường, trống vắng, hồn nhiên, xởi lởi, lầm lì, ít nói, thì đĩnh đạc, chu đáo.
Bài 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
Trả lời:
Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng, tính tình hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó, bạn chậm rãi và chín chắn. Bá và Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Năm cô gái thì cô nào cũng nói nhiều, lúc nào cũng chuyện trò ríu rít như bầy chim sẻ. Tuy mỗi người mỗi tính cách, nhưng tất cả chúng em đều chăm chỉ học hành nên luôn được cô khen.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)