Soạn bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 – 58 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?
I. Nhận xét
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi”. Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.
Giải câu 2 (Trang 57 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Trong ba câu in nghiêng ở trên, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
Trả lời:
* Các câu dùng để giới thiệu:
– Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
– Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
* Câu dùng để nhận định:
– Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Giải câu 3 (Trang 57 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
Trả lời:
Trong câu thứ nhất: Bộ phận chủ ngữ “Đây” trả lời câu hỏi “Ai?” (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thứ hai: Bộ phận chủ ngữ bạn Diệu Chi trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Trong câu thứ ba: Bộ phận chủ ngữ Bạn ấy trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)? bộ phận vị ngữ là một họa sĩ nhỏ đấy trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
Giải câu 4 (Trang 57 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì?, Ai thế nào? ở chỗ nào?
Trả lời:
Kiểu câu kể “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:
+ Về mặt ý nghĩa:
Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.
+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.
II. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 57 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:
a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
Theo LÊ NGUYÊN LONG, PHẠM NGỌC TOÀN
b) Lịch
Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời.
Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch.
Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách.
NGUYỄN HƯNG HẢI
c) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
MAI VĂN TẠO
Trả lời:
a) Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”
– Thì ra đó là… vào việc chế tạo.
Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).
– Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.
Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.
b)
– Lá là lịch của cây
– Cây lại là lịch đất
– Trăng là lịch của bầu trời
– Mười ngón tay là lịch
– Lịch lại là trang sách
Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.
c) Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 58 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Trả lời:
Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?
I. NHẬN XÉT
Câu 2. Trong ba câu in nghiêng ở trên, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
Trả lời:
Trong ba câu in nghiêng thì có 2 câu dùng để giới thiệu bạn Diệu Chi:
Câu 1: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
Câu 2: Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường Tiểu học Thành Công.
Còn câu thứ 3 là câu dùng để nêu nhận định của cô giáo về bạn Diệu Chi.
Câu 3: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Câu 3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
Trả lời:
* Bộ phận trả lời cho câu hỏi ai (cái gì, con gì)? Là
– Câu 1: Đây
– Câu 2: Bạn Diệu Chi
– Câu 3: Bạn ấy
* Bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì (là ai là con gì)?
– Câu 1: là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
– Câu 2: là một học sinh cũ của trường Tiểu học Thành Công.
– Câu 3: là một họa sĩ nhỏ đấy.
Câu 4. Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì?, Ai thế nào? ở chỗ nào?
Trả lời:
Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học “Ai làm gì?”
Ai thế nào? ở chỗ: bộ phận vị ngữ cụ thể là:
– Kiểu câu: “Ai làm gì?”, bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì? (hỏi hoạt động)
– Kiểu câu “Ai thế nào?”, bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào? (hỏi tính chất, đặc điểm, trạng thái…)
– Kiểu câu: “Ai làm gì?” bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi là gì (là ai, là con gì)? (Hỏi sự vật người, con vật, đồ vật, hiện tượng…)
II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:
a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
b) Lịch
Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời.
Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch.
Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách.
c) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
Trả lời:
Xác định các câu kể rồi tìm xem câu kể nào có bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi “là gì (là ai, là con gì)?” thì đó chính là những câu kể cần tìm.
a) Đó là những câu. – “Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo”. * Tác dụng: giới thiệu về máy cộng trừ. – Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. * Tác dụng: nêu nhận định về giá trị của chiếc máy.
b) Đó là những câu: – Lá là lịch của cây.
* Tác dụng: nêu nhận định về vai trò của lá và mùa mà cây ra lá.
– Cây lại là lịch đất.
* Tác dụng: Nêu nhận định về thời gian thời vụ mà con người nên trồng loại cây gì cho thích hợp.
– Trăng lặn rồi mọc là lịch của bầu trời.
* Tác dụng: Nêu nhận định về thời gian trong tháng thượng tuần (đầu tháng), trung tuần (giữa tháng), hạ tuần (cuối tháng) đồng thời cũng để nói về ngày và đêm.
– Mười ngón tay là lịch.
* Tác dụng: con người thường đếm ngày tháng bằng những ngón tay.
– Lịch lại là trang sách.
* Tác dụng: Nêu nhận định về từng học kì, năm học.
c) Đó là câu: sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
* Tác dụng: Nêu nhận định về giá trị của cây sầu riêng.
Bài 2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Trả lời:
Em có thể giới thiệu ngắn gọn như sau: Lớp em gồm 42 bạn: 20 nam và 22 nữ. Bạn Thùy Trang là lớp trưởng. Lớp phó học tập là bạn Trang Nhung. Bạn ấy học giỏi lắm. Còn bạn Hoài Nam là một cây văn nghệ xuất sắc, lớp phó văn thể của lớp em. Tập thể lớp 4B của em là một tập thể mạnh nhất của khối 4.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment