Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự trang 61 – 62 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Giải câu 1 (Trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Để tóm tắt truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây:
a) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và vị ốm một trận khủng khiếp.
h) Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.
i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Yêu cầu:
– Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
– Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí.
– Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Trả lời:
Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện. Tuy nhiên thứ tự sắp xếp còn chưa đúng. Sắp xếp lại: b – a – d – c – g – e – I – g – h – k.
– Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn:
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem gửi tiền và mảnh vườn cho ông giáo – người trí thức nghèo hay sang nhà lão để lo trước tiền ma chay. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
Giải câu 2 (Trang 62 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).
Trả lời:
Những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
– Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng.
– Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát tháo đòi tiên nộp.
– Chị Dậu van lạy, thiết tha xin khất.
– Cai lệ khăng khăng đòi bắt anh Dậu.
– Bị dồn vào đường cùng, chị Dậu đã vùng lên chống trả.
– Tên cai lệ và người nhà lí trưởng bị đánh ngã bởi người đàn bà lực điền ấy.
Đoạn văn ngắn Tức nước vỡ bờ:
Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng, vì không có đủ tiền nộp sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.
Giải câu 3 (Trang 62 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.
Trả lời:
Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ khó tóm tắt vì tuy là văn bản tự sự nhưng không chứa nhiều sự kiện, nhân vật mà giàu chất biểu cảm, thiên về miêu tả nội tâm nhân vật.
Có thể tóm tắt như sau:
– Tôi đi học: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
– Trong lòng mẹ: Bố chết, mẹ đi tha phương cầu thực, bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu cũng về, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay mẹ.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Câu 1: Để tóm tắt truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu trong SGK trang 61, 62.
Trả lời:
Cách nêu như SGK chưa mạch lạc, có thể sắp xếp lại theo những ý sau:
b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
a) Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
a) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp.
b) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
h) Lão bỗng nhiên chấp nhận cái chết thực dữ dội.
k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Câu 2: Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).
Trả lời:
Anh Dậu vừa tỉnh lại. Chị Dậu định cho chồng ăn bát cháo rồi tính việc đưa anh đi trốn. Chẳng ngờ cai lệ và tên người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào. Anh Dậu quá khiếp đảm. Chị Dậu một mình đứng ra đối phó bọn chúng để bảo vệ chồng. Lúc đầu chị thiết tha trình bày nhưng không được. Đến khi tên cai lộ đấm vào ngực chị, sấn tới định trói anh Dậu tức quá, chị liều mạng cự lại. Từ đấu lí chuyển sang đấu lực. Chỉ một động tác gọn, chị túm ngay cổ cai lệ ấn giúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo. Tiếp đó, chị túm tóc tên người nhà lí trưởng lắng cho một cái ngã nhào ra thềm. Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận.
Câu 3*: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.
Trả lời:
– Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.
– Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:
+ Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
– Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment