Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản trang 36 – 38 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập tạo lập văn bản sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập tạo lập văn bản SGK Ngữ Văn 7
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Cho tình huống
Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Hãy chuẩn bị viết bài theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn.
2. Gợi ý
a) Em sẽ viết về nội dung gì cho phù hợp với khuôn khổ 1000 chữ: truyền thống lịch sử; cảnh đẹp thiên nhiên hay những đặc sắc về văn hóa và phong tục của đất nước Việt Nam?
b) Em sẽ viết cho ai: một người bất kì hay phải có tên cụ thể; người lớn hay trẻ em; bạn Việt Nam hay bạn nước ngoài?
c) Em viết bức thư ấy để làm gì: để nhắc lại các bài học về địa lí và lịch sử hay còn để gây thiện cảm của bạn đối với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị?
d) Em sẽ mở đầu bức thư như thế nào cho tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan: do nhận được thư bạn hỏi về Tổ quốc mình nên em viết thư đáp lại; do đọc sách báo, xem truyền hình về nước bạn mà em liên tưởng đến đất nước mình và muốn bạn cùng biết, cùng chia sẻ hay vì lì do nào khác?
e) Em sẽ viết những gì trong phần chính của bức thư? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước Việt Nam thì nên chọn những cảnh nào cho tiêu biểu?
g) Em sẽ kết thúc bức thư như thế nào: chỉ gửi lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn sẽ luôn trao đổi thư từ với bạn hay còn tìm cách gợi ra một lí do nào đó để bạn nhớ đến đất nước mình?
II. Thực hành trên lớp
Thực hành viết thư, các em có thể theo các bước sau:
1. Định hướng bức thư
a. Nội dung: cảnh đẹp đất nước và con người Việt Nam.
b. Đối tượng: viết cho người bạn nước ngoài.
a) Mục đích: để gây cảm tình của bạn với đất nước mình và xây dựng tình hữu nghị.
2. Bố cục bức thư
a) Đầu thư:
– Việt Nam, ngày… tháng…năm…
– Lời xưng hô.
b) Phần chính bức thư:
– Vài cảm nghĩ về đất nước bạn qua việc xem bài, đọc sách báo.
– Giới thiệu cảnh đẹp đất nước với những điểm du lịch nổi tiếng.
Miền núi.
Miền biển.
Miền ,đồng bằng.
– Giới thiệu về con người Việt Nam
Cuối thư:
– Ước mong bạn có dịp đến Việt Nam.
– Lời chúc tình bạn mãi thắm thiết và lời chúc sức khỏe.
– Kí tên.
3. Diễn đạt thành văn bản
Theo yêu cầu của thầy cô, các em hãy tự viết hoàn chỉnh một hoặc vài đoạn văn nào trong bố cục trên.
4. Kiểm tra xem đoạn văn vừa viết có phù hợp với bố cục và định hướng của bài hay chưa.
(Trên đây chỉ là một bố cục tham khảo. Các em có thể sáng tạo ra bố cục khác nữa, miễn sao các ý được sắp xếp hợp lí là được.)
III. Văn bản tham khảo:
Chào bạn Kang Wook thân mến!
Mình vừa đọc bức thư của bạn xong, mình nhắm mắt lại và hít thật sâu suy nghĩ và tưởng tượng rằng. Đất nước của bạn thật tuyệt vời! Một hoàng,cung lộng lẫy! sang trọng và có những nét hoa văn thật đẹp . Và còn hòn đảo chechu của nước cậu thì có đầy thiên nhiên, những thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Và xứ sở kim chi , ngành điện ảnh cũng phong phú, phát triển. Con người ở đó rất thân thiện. Chắc cậu tự hào về đất nước của cậu nhỉ!
Tớ cũng như cậu, cũng tự hào về đất nước của mình. Tớ kể cho cậu nghe nhé! Đất nước của tớ có những danh lam, thắng cảnh rất nổi tiếng. Như là ở Hà Nội thì có Hồ Gươm. Mặt nước trong xanh, có những cái cây xoè rộng cánh tay để che chở cho mặt hồ, tháp Rùa thì đó là do con người tạo ra nhưng nó có sự hài hoà rất cao với thiên nhiên. Nó có về một sự tích của nó đấy! Tớ sẽ kể cho cậu nghe nha!
Hồi xưa thời Hùng Vương, khi bị giặc xâm phạm lãnh thổ, Long Vương sai rùa thần lên đưa gươm để đánh giặc. Sau khi giặc đã dẹp xong, đất nước yên bình, và có một ngày kia, khi vua đi giạo quanh hồ Tả Vọng thì rùa thần lại hiện lên để lấy lại thanh kiếm. Vì sự tích đó nên bây giờ người ta gọi thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Đó là ở Hà Nội.
Rồi còn nhiều truyền thuyết nữa như là Hạ Long, truyền thuyết nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông, xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Còn núi Sam, xưa kia nơi đây từng là hòn đảo giữa biển. Trên đảo có nhiều sam nên được gọi là “Học lãnh Sơn” – núi con Sam.
Và, thác Bà nằm gọn trong núi Ông và gắn với một truyền thuyết xưa về tình yêu son sắt của người vợ, sự ăn năn hối hận của người chồng. Chuyện kể rằng, ở đây có hai vợ chồng và một người con trai chung sống. Người chồng rất thương yêu vợ nhưng có một tật xấu là khi ngồi vào bàn cờ, thì không ai hay đều gì có thể khiến ông phân tâm. Một ngày kia, ông lên núi đánh cờ với tiên ông. Đều là những tay lão luyện, ván cờ của hai vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng kia, năm này đến năm nọ. Người vợ ở nhà chờ chồng đến khi tóc bạc như mây vẫn không thấy chồng về. Bà qua đời, tóc xoã trắng bên sườn núi thành một ngọn thác. Sau khi kết thúc ván cờ, người chồng về nhà, thấy vợ đã mất. Vừa giận mình, vừa hối hận, ông hoá thành ngọn núi ôm thác trong lòng. Đến nay, đền thờ Ông và dinh Cậu vẫn còn trên đỉnh núi.
Còn rất nhiều danh lam thắng cảnh nữa, mình sẽ tiếp tục kể cho bạn ở những lá thư sau. Một lần nữa từ trái tim, mình xin gửi đến bạn tình cảm đẹp đẽ nhất. Mình hi vọng rằng một ngày nào đó, bạn có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc VN.
Mình chờ thư của bạn!
Bạn của bạn
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập tạo lập văn bản
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Cho tình huống
Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Hãy chuẩn bị viết bài theo các bước: tìm hiểu đề và lập ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn.
2. Gợi ý
a) Em sẽ viết về nội dung gì cho phù hợp với khuôn khổ 1000 chữ truyền thống lịch sử; cảnh đẹp thiên nhiên hay những đặc sắc văn hóa và phong tục của đất nước Việt Nam?
b) Em sẽ viết cho ai: một người bất kì hay phải có tên cụ thể; người lớn hay trẻ em; bạn Việt Nam hay bạn nước ngoài?
c) Em viết bức thư ấy để làm gì: để nhắc lại các bài học về địa lí lịch sử hay còn để gây thiện cảm của bạn đối với đất nước mình góp phần xây dựng tình hữu nghị?
d) Em sẽ mở đầu bức thư thế nào cho tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan: do nhận được thư bạn hỏi về Tổ quốc mình nên em viết thư đáp lại; do đọc sách báo, xem truyền hình về nước bạn mà em liên tưởng đến đất nước mình và muốn bạn cùng biết cùng chia sẻ hay vì lí do nào khác?
e) Em sẽ viết những gì trong phần chính của bức thư? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước Việt Nam thì nên chọn những cảnh nào cho tiêu biểu?
g) Em sẽ kết thúc bức thư như thế nào: chỉ gửi lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn sẽ luôn trao đổi thư từ với bạn hay còn tìm cách gợi ra một lí do nào đó để bạn nhớ đến đất nước mình?
II. Thực hành trên lớp
Thực hành viết thư, các em có thể theo các bước sau:
1. Định hướng bức thư
a. Nội dung: cảnh đẹp đất nước và con người Việt Nam.
b. Đối tượng: viết cho người bạn nước ngoài.
a) Mục đích: để gây cảm tình của bạn với đất nước mình và xây dựng tình hữu nghị.
2. Bố cục bức thư
a) Đầu thư:
– Việt Nam, ngày… tháng…năm…
– Lời xưng hô.
b) Phần chính bức thư:
– Vài cảm nghĩ về đất nước bạn qua việc xem bài, đọc sách báo.
– Giới thiệu cảnh đẹp đất nước với những điểm du lịch nổi tiếng.
Miền núi.
Miền biển.
Miền ,đồng bằng.
– Giới thiệu về con người Việt Nam
Cuối thư:
– Ước mong bạn có dịp đến Việt Nam.
– Lời chúc tình bạn mãi thắm thiết và lời chúc sức khỏe.
– Kí tên.
3. Diễn đạt thành văn bản
Theo yêu cầu của thầy cô, các em hãy tự viết hoàn chỉnh một hoặc vài đoạn văn nào trong bố cục trên.
4. Kiểm tra xem đoạn văn vừa viết có phù hợp với bố cục và định hướng của bài hay chưa.
(Trên đây chỉ là một bố cục tham khảo. Các em có thể sáng tạo ra bố cục khác nữa, miễn sao các ý được sắp xếp hợp lí là được.)
Bài viết tham khảo
Thư mời bạn về quê chơi nhân dịp nghỉ hè.
Vàm Cỏ, ngày… tháng… năm…
Duy thân,
Chỉ không đầy một tháng nữa là bãi trường rồi. Tôi đang nghĩ đến bạn và nghĩ đến những cuộc vui ngày hè.
Duy ạ, tôi đã xin phép ba má tôi mời bạn về quê tôi chơi. Ba má tôi hài lòng lắm. Riêng tôi vui mừng và nôn nao khôn xiết. Vì có Duy, chúng sẽ cùng nhau “ngao du sơn thủy” và sẽ cùng nhau trao đổi học tập. Như vậy, dù nghỉ học gần chín mươi ngày nhưng bài vở khó mà quên đi. Phải không?
Tôi sẽ bơi xuồng đưa bạn dọc theo dòng sông sau nhà. Hai bên bờ, dừa nước mọc san sát, mát rượi. Ngồi trên xuồng, chỉ cần với tay lên là có thể hái được bần ổi ra ngoài. Bạn sẽ có dịp ngắm cảnh và thấy rằng quê mình nơi đâu cũng đẹp.
Duy có thích thả diều không? Ở đây, chiều đến, các bạn nhỏ thả nhộn nhịp lắm. Diều lượn bay nhấp nhô, thong thả giữa trời lộng trông chẳng khác gì những bông hoa trong ngày hội lớn.
Nhưng tuyệt nhất vẫn là đi câu. Mình cứ nghĩ đến lúc cá trì dây nằng nặng. Giựt lên: một con cá, giãy giãy là đã thấy sướng rồi. Tôi làm xong sản hai cây cần câu cho chúng mình.
Bạn về đây, chúng ta sẽ sống gần gũi với thiên nhiên. Những đêm trăng thanh gió mát lòng ta sẽ thanh thản hơn dưới ánh đèn điện. Hơn nữa, Duy sẽ thấy tâm tình bà con ở đây rất là chất phác, dễ làm cho chúng ta thêm yêu người, yêu đời.
Thôi, vài dòng báo tin cho Duy, mình mong rằng Duy sẽ không từ chối và có kế hoạch chuẩn bị trước nhé.
À quên, cho mình kính lời thăm hai bác được khỏe mạnh. Chúc luôn luôn học giỏi.
Bạn thân của Duy
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment