X

Soạn bài – Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trang 68 – 69 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học ở tiết học trước, đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm vững yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài.

2. Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9 tập một, bài 15).

II. Luyện tập trên lớp

Giải câu hỏi (Trang 68 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Hãy lập dàn ý chi tiết.

Trả lời:

Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề :

Thơ ca Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cha con rất xúc động nhưng ta không thể nào quên được tình cha con trong chiến tranh lại càng thiêng liêng , cao đẹp . Điều đó được thể hiện qua tác phẩm ” Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng . Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện tình cha con đẹp đẽ sâu đậm khiến người đọc không thể nào quên được

II. Thân bài:

a. Giới thiệu :

– Chiếc lược ngà viết 1966 viết trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta rất gay go

– Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba – bạn thân anh Sáu

– Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu

– Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con

– Nói sơ lược cốt truyện

b. Cảm nhận

Bé Thu cảm nhận tình yêu thương một cách mãnh liệt

– Qua các tình huống khi bé Thu lần đầu gặp người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt.

– Qua việc không chịu vâng lời ông Sáu nói

– Qua việc ông Sáu gắp trứng cá trong bữa cơm và bị bé Thu hất ra

– Qua việc chèo thuyền qua bên nhà ngoại , được bà ngoại giải thích cặn kẽ và bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình

– Qua việc bé Thu thét lên “Ba..a..a ” và những hành động của Thu

– Qua việc ông Sáu cảm thấy xúc động và sau khi về căn cứ làm một ” Chiếc lược ngà ”

– Qua việc ông Sáu trao kỉ vật này cho đồng đội mình khi ông đã hi sinh trên chiến trường

III. Kết bài:

Tác phẩm trên mang đậm đà tình cảm , làm góp phần phong phú cho nền văn thơ Cách mạng Việt Nam . Truyện giúp cho người đọc hiểu cách nhìn trọn vẹn hơn về giá trị hạnh phúc gia đình để từ đó người đọc càng biết nâng niu quý trọng tình cảm thiêng liêng này.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học ở tiết học trước, đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm vững yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài.

2. Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9 tập một, bài 15).

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Hãy lập dàn ý chi tiết.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm về nội dung và ý nghĩa (tình cha con).

Thân bài:

a. Tình cảm ông Sáu với con:

– Hoàn cảnh xa cách: vì chiến đấu mà ông phải xa gia đình và con nhỏ.

– Ngày trở về:

+ Ông nôn nóng được gặp con với biết bao sự háo hức (nhảy xuống khi chưa cập bến, giơ hai cánh tay miệng lắp bắp gọi con).

+ Đau lòng, buồn bã khi đứa con khóc bỏ chạy không nhận ra mình.

+ Ngày ra đi, ông vẫn buồn nghĩ về con gái, rồi bỗng vui đến vỡ òa khi được ôm con vào lòng và nghe tiếng gọi “Ba”.

– Nơi chiến trường, giành hết tình cảm làm chiếc lược tặng con, khi ngã xuống vẫn gắng gượng nhắn nhủ cho người bạn chiến đấu chiếc lược để trao lại cho con.

b. Tình cảm bé Thu với ba:

– Lúc cha mới về, giật mình, ngơ ngác sợ hãi không nhận ra cha mình vì vết thẹo trên mặt, xa lánh, ghét bỏ không nhận cha.

– Khi nghe bà giải thích về chiếc thẹo thì xúc động, ân hận.

– Lúc cha ra đi: gọi ba thảm thiết, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo hết sức cảm động…

c. Cảm nhận của em: Xúc động trước tình cảm thiêng liêng của ông Sáu và bé Thu. Cũng căm ghét chiến tranh vì gây bao đau thương cho những người vô tội.

Kết bài: “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã để lại một ấn tượng khó quên về tình cảm cha con mãnh liệt đầy xúc động.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment