X

Soạn bài – Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận trang 124 – 126 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

I. Chuẩn bị ở nhà

Giải câu hỏi – Chuẩn bị ở nhà (Trang 124 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Cho đề bài: “Trang phục và văn hóa”. Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích lũy được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.

Trả lời:

a. Mở bài

– Cái răng cái tóc là gốc con người

– Trang phục thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân.

b. Thân bài

– Trang phục là gì? văn hóa là gì?

+ Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người.

+ Văn hóa là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội

– Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

– Trang phục sẽ thể hiện trình độ văn hóa hoặc cho thấy người đó có văn hóa ko.

-Vì trang phục thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào.

– Chúng ta nên:

+ Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tuổi.

c. Kết bài

– Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

II. Luyện tập trên lớp

Giải câu hỏi – Luyện tập trên lớp (Trang 125, 126 SGK ngữ văn 8 tập 2)

1. Định hướng làm bài

Có thể cụ thể hóa đề bài trên thành tình huống cụ thể sau:

Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

2. Xác lập luận điểm

Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

b) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

c) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

d) Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

3. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe)?

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận dưới đây:

a) Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối. Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử. Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!

b) Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!

5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả, sau đó trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

Trả lời:

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm: 1a, 2c, 3b, 4e

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

– Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

– Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

– Nhận xét:

+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, sinh động hơn cho luận điểm: Cách ăn mặc văn minh, sành điệu của một số bạn.

Tuy nhiên, đoạn này có câu “Lại cố bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mặt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò choi điện tử” không phù hợp với vấn để nghị luận.

+ Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

5. Đoạn văn

      Trang phục của giới trẻ hiện nay đang là một vấn đề nóng. Học sinh nữ thời hiện đại có thể đã biết trang điểm lòe loẹt, mặc những bộ đồ hiệu sexy để đi chơi, nhuộm những màu tóc nhìn rất phản cảm. Các bạn nam thì mặc những chiếc quần rách quá mức, hoặc có thể vá chằng chịt kiểu cách, họ coi đó là mốt nhưng dưới góc nhìn văn hóa thì cách ăn mặc đó đôi khi lại làm cho hình ảnh của họ xấu đi, không gây được thiện cảm với người tiếp xúc, và quan trọng là không hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về xin, đòi, thậm chí ăn trộm tiền của bố mẹ để sắm cho mình những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là làm thế nào cho các bạn ấy hiểu được mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa để có cách ăn mặc cho phù hợp.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Cho đề bài: “Trang phục và văn hóa”. Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích lũy được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.

Trả lời:

a) Mở bài:

  • Người xưa có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
  • Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.
  • Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết, là quan trọng hơn hết.

b) Thân bài:

– Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục.

  • Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
  • Góp phần thể hiện nhân cách con người.
  • Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

– Nhận định về trang phục đẹp.

  • Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.
  • Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .
  • Trang phục thể hiện tính cách:

+ Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

– Quan điểm về đồng phục học sinh.

  • Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
  • Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
  • Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường

– Về đồng phục áo dài của nữ sinh.

  • Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh.
  • Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường.
  • Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.

– Khẳng định về trang phục đẹp.

  • Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
  • Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
  • Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
  • Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

c) Kết bài:

Việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Định hướng làm bài

Có thể cụ thể hóa đề bài trên thành tình huống cụ thể sau:

Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

2. Xác lập luận điểm

Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

b) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

c) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

d) Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

3. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe)?

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận trang 125, 126 SGK:

5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả, sau đó trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

Trả lời:

1. Định hướng làm bài:

Đề bài: Một số bạn đang đua dồi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc đúng đắn hơn.

2. Xác lập luận điểm:

– Chọn các luận điểm a, b, c, e.

– Thứ tự sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí.

3. Sắp xếp luận điểm:

a) Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa. (1)

c) Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”,“sành điệu” (2)

e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống (3)

b) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại( làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ) (4)

KL: Các bạn cần thay đổi cách ăn mặc sao cho lành mạnh đúng đắn  (5 )

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:

– Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận. Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và thuyết phục hơn.

– Hai đoạn văn (a) và (b) đã đưa yếu tố tự sự và miêu tả một cách phù hợp.

5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả.

     Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền. Thay vì chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen giản dị, mộc mạc thì các bạn khoác vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Ngày hôm nay là mốt quần bò rách te tua, thì ngày mai lại là mốt áo ngắn cũn cỡn, áo chun, áo thụng, áo dấu quần,… giày cao gót. Cứ hễ thấy trên thị trường có mốt quần áo nào nổi lên là các bạn về nhà phải xin bằng được tiền của bố mẹ để mua chúng. Thật buồn thay vì bố mẹ phải đổ mồ hôi công sức lao động, kiếm những đồng tiền chân chính, vậy mà các bạn lại không hiểu mà nướng vào những thứ vô bổ. Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra chính cách ăn mặc giản dị ấy lại làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Đơn giản, bởi vì phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment