Soạn bài – Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 35 – 38 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập  trong bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giải câu 1 (Trang 36 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Câu 1. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:

a. Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

b. Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

Trả lời:

a. Nhân vật Kiều Phương:

+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh

+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh

+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc

b. Anh trai của Kiều Phương

+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.

Giải câu 2 (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Câu 2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân.)

– Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn);

– Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.

Trả lời:

Dàn ý kể về người anh/ chị mình:

– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp

– Thân bài: Kể và tả chi tiết:

Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)

Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)

Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.

Giải câu 3 (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Câu 3.

a. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đem trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:

– Đó là một đêm trăng như thế nào? (nhận xét)

– Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng,…? (quan sát)

– Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (so sánh, tưởng tượng)

b. Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.

Trả lời:

a.

– Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng

– Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng

+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao

+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật

+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh

+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu

b. Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:

+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.

+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.

Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).

Giải câu 4 (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Câu 4. Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?

– Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn);

– Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.

Mẫu: Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc. (Vũ Tú Nam)

– Mặt trời…

– Bầu trời…

– Mặt biển…

– Sóng biển…

– Bãi cát…

– Những con thuyền…

Trả lời:

Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)

Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát

Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang

+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển

+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào

+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.

+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không

Kết bài

Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.

Giải câu 5 (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Câu 5. Từ một số truyện cổ đã học, đã đọc em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.

– Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn).

– Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.

Trả lời:

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn

+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung

+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu

+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu

+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

Tham khảo thêm cách soạn khác

Câu 1Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, làm dàn ý để nói ý kiến của mình trước nhóm, lớp theo yêu cầu 2 câu hỏi sau.

a. Kiều Phương là người như thế nào? Dựa vào các chi tiết trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh nhân vật này theo trí tưởng tượng của em.

b. Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và hình ảnh thực của nhân vật này có gì khác nhau?

Trả lời:

a. Nhân vật Kiều Phương

– Hình dáng: Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sang, miệng rộng, răng khểnh.

– Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng…, có tài năng và say mê hội hoạ.

b. Nhân vật người anh

– Hình dáng: Gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai

– Tính cách: Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối hận

– Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không có khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do em gái vẽ thể hiện bất chấp tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.

Câu 2 Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân.)
– Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn);
– Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.

Trả lời:

Dàn ý kể về người anh/ chị mình:

– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp

– Thân bài: Kể và tả chi tiết:

Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)

Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)

Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.

Câu 3 Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở.

Trả lời:

Một số gợi ý:

– Đó là một đêm trăng như thế nào? (Đó là một đêm trăng đẹp vô cùng. Một đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà cả đất trời, con người và vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng).

– Đêm trăng ấy có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố…?

– Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (chẳng hạn: Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao, trăng toả ánh váng lung linh xuống không gian như dát bạc …)

Câu 4 Khi miêu tả quang cảnh một buổi sáng trên biển, em sẽ liên tưởng và so sánh được hình ảnh với những gì?

Trả lời:

– Mặt trời: như hòn than khổng lồ đỏ rực chiếu xuống mặt biển.

– Bầu trời: Trong veo, rực sáng.

– Mặt biên: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông.

– Sóng biển: lăn tăn êm dịu.

– Bãi cát: mịn màng, tươi mát.

– Những con thuyền: say sưa nằm ngủ, gối đầu lên bãi cát.

Câu 5 Từ một số truyện cổ đã học và đã đọc, hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.

Trả lời:

Lập dàn ý theo những định hướng sau.

– Người dũng sĩ thường sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào?

– Người dũng sĩ lớn lên ra sao?

– Hình dáng bên ngoài của người dũng sĩ mạnh mẽ như thế nào?

– Người dũng sĩ có tài năng gì đặc biệt?

Phẩm chất nổi bật của người dũng sĩ?

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status