Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 112 – 113 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giải câu 1 – Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 112 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Trả lời:
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.
Giải câu 2 – Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 112 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
(Gợi ý: Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác khi nào? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình; được gắn với người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ?)
Trả lời:
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Bằng Việt
– Giới thiệu tác phẩm Bếp lửa:
+ Là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Bằng Việt
+ Bài thơ là bức tranh đẹp về tình cảm bà cháu cảm động, tha thiết
– Bếp lửa hay chính là tình cảm yêu thương của bà cháu đã sưởi ấm cho người cháu trong suốt tuổi thơ chũng như khi chiến đấu gian khổ.
b. Thân bài
– Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.
+ Người cháu đi chiến đấu ở xa nhớ quê hương, nhờ nhà, nhớ bà.
+ Nhớ đến những hình ảnh quen thuộc: gà mái, những ngày hè, ngày còn bé,… nhớ tới bếp lửa gắn liền với sự vất vả của bà.
– Bếp lửa gắn liền với mỗi kỉ niệm của tuổi thơ.
+ Những kỉ niệm với bà: lên bốn cháu đã quen mùi khói,…
+ Hình ảnh của bà lúc nào cũng như hiện ra.
+ Những hình ảnh bình dị gần gũi của tuổi thơ.
– Tình cảm bà cháu thiết tha, nồng đậm
+ Người bà luôn yêu thương, chăm chút cho đứa cháu.
+ Bếp lửa của bà nhen nhóm sự sống.
+ Bà phải chịu đựng rất nhiều những mất mát hi sinh.
+ Bếp lửa của bà đã thắp sáng và sưởi ấm cho tâm hồn của đứa cháu.
+ Đứa cháu yêu bà, tuy lớn lên không được ở gần bà nhưng mà lúc nào cũng luôn nhớ đến bếp lửa của bà, nhớ tới bà.
c. Kết bài
– Bếp lửa với lời thơ cảm động đã khắc họa hình ảnh bà và bếp lửa với tình cảm dạt dào.
– Từ đó nói lên: Tình yêu quê hương, đất nước bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
(Gợi ý: Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác khi nào? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình; được gắn với người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ?)
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ Bếp lửa cùng ý nghĩa sưởi ấm tình người, tình bà cháu, đặc biệt là sưởi ấm một đời.
Thân bài:
– Hình ảnh đầu tiên “Một bếp lửa” : chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm, hình ảnh người bà tần tảo cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
– Từ những hồi ức về người bà đáng kính, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm sâu sắc của mình thuở nhỏ : sống mũi còn cay, những khó khăn vất vả cùng bà trải qua, được bà bao bọc lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói… cứ bảo nhà vẫn được bình yên → Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, lo lắng hết mực cho con cháu, những hình ảnh ấy tuôn trào mạnh mẽ.
– Khi cháu đã đi xa, cháu vẫn luôn nhớ bà, nhớ người đã nhen nhóm cho cháu ngọn lửa ấm áp tình thương, ngọn lửa tình bà, ngọn lửa của niềm tin. Ngọn lửa ấy, bà luôn ủ sẵn, chứa niềm tin dai dẳng. Hơi ấm tình thương từ ngọn lửa bà truyền lại, nó vẫn đi theo những chặng đường còn lại của cuộc đời nhà thơ.
→ Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, nấu những nồi cơm ấm nóng, mà nó còn mang ngọn lửa tình thương của bà đi theo cháu suốt đời “Bếp lửa sưởi ấm một đời”.
Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment