Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I trang 221 – 228 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I
Phần I: Trắc nghiệm
Giải câu hỏi – Trắc nghiệm (trang 224 – 228 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mỗi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
– Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.
(Ngữ văn 9, tập một)
- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A – Làng
B – Chiếc lược ngà
C – Lặng lẽ Sa Pa
D – Cố hương
- Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì?
A – Cảnh ông hai chia quà cho các con.
B – Việc ông Hai khoe bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C – Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng Chợ Dầu.
D – Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian.
- Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai?
A – “Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng”
B – “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về”.
C – “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.
D – “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng bên gian bác Thứ”.
- Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
A – Ông Hai
B – Bác Thứ
C – Ông chủ tịch
D – Người kể giấu mình
- Tác giả để ông Hai nhắc lại câu “Toàn là sai sự mục đích cả.” nhằm mục đích gì?
A – Chế giễu, châm biếm nhân vật.
B – Khắc họa sinh động tính cách nhân vật.
C – Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật.
D – Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến.
- Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện được điều gì?
A – Thể hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai.
B – Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đối với ông Hai.
C – Thể hiện được trạng thái đau khổ của ông Hai.
D – Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai.
- Các lời thoại trong đoạn trích diễn ra dưới hình thức nào?
A – Đối thoại
B – Độc thoại nội tâm
C – Độc thoại dưới hình thức đối thoại
D – Không thuộc ba hình thức trên
- Câu: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao,…” có nghĩa là gì?
A – Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai.
B – Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai.
C – Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai.
D – Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai.
- Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ?
A – Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi
B – Nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi
C – Bác Thứ, nó , tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi
D – Nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi
- Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương (phương ngữ) trong đoạn trích?
A – Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất
B – Trầu, thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất
C – Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất
D – Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất
- Trong lời ông Hai nói với bác thứ có những loại câu nào?
A – Chỉ có câu trần thuật
B – Có hai loại câu: trần thuật và nghi vấn
C – Có ba loại câu: trần thuật, nghi vấn và cảm thán
D – Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến
- Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng để làm gì?
A – Cả hai câu đều dùng để hỏi.
B – Cả hai câu đều dùng để chào.
C – Câu đầu dùng để hỏi, câu sau dùng để chào.
D – Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.
Trả lời:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | D | C | D | C | D | C | B | A | D | C | D |
Phần II: Tự luận
Giải câu 1 – Tự luận (trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giấy thi.
Trả lời:
Yêu cầu của đề bài là tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ( hoặc Cố hương).
– Tóm tắt ngắn gọn trong giới hạn là nửa trang giấy thi.
– Đảm bảo tóm tắt được hết những sự kiện, chi tiết chính của hai tác phẩm.
– Tránh dài dòng ở những chi tiết phụ.
– Tóm tắt khách quan, không xem những lời bình luận, nhận xét của mình vào.
Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là 1 anh thanh niên 27 tuổi sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm anh chưa về nhà 1 lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong 1 lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.
Giải câu 2 – Tự luận (trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Chọn một trong hai đề sau:
– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Trả lời:
– Trong tác phẩm Truyện Kiều, có thể lựa chọn những mảng đề tài sau:
+ Thuyết minh về nguồn gốc xuất xứ của Truyện Kiều, trong đó chỉ rõ Truyện Kiều được vay mượn nội dung cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng mặt khác phải chỉ rõ những sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Du trong tác phẩm này như: thể thơ, sự lược bớt, bổ sung những chi tiết…
+ Phân tích những giá trị nhân hiện thực, giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến đen tối đương thời, tố cáo xã hội đồng tiền đẩy con người vào bi kịch…
- Giá trị nhân văn: Bênh vực, đồng cảm với những con người bất hạnh trong xã hội ấy.
+ Giới thiệu về kết cấu cũng như nội dung của truyện Kiều. Kết cấu ba phần:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
- Phần 3: Đoàn tụ.
– Đới với đề kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân cần lưu ý:
+ Chọn câu chuyện ấn tượng nhất.
+ Kể chuyện kết hợp với biểu cảm, đan xen với nghị luận.
+ Viết mạch lạc, rõ ràng, đủ tiến trình, nội dung, kết quả.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I
Phần I: Trắc nghiệm
Đọc kĩ đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Trả lời:
1. A. Làng.
2. D. Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải Việt gian.
3. C. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người.
4. D. Người kể giấu mình.
5. C. Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật.
6. D. Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai.
7. C. Độc thoại dưới hình thức đối thoại.
8. B. Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai.
9. A. Bác Thứ, nó, tôi, bác, ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi.
10. D. Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, sất.
11. C. Có ba loại câu: Trần thuật, nghi vấn và cảm thán.
12. D. Câu đầu dùng để gọi,câu sau dùng để chào.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giấy thi.
Trả lời:
Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa với các nội dung chính sau:
– Ông họa sĩ già trong một chuyến đi lến Sa Pa công tác, tình cờ gặp gỡ cô kỹ sư và trở thành bạn đồng hành. Họ được bác lái xe vui tính kể và giới thiệu về anh thanh niên.
– Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư, anh thanh niên tại nơi anh ở chỉ diễn ra vẻn vẹn trong thời gian 30 phút. Họ ấn tượng tốt với những con người say mê, âm thầm cống hiến hết mình trong cái im lặng Sa Pa.
Câu 2: Chọn một trong hai đề sau:
– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Trả lời:
Giới thiệu những nét chính về Truyện Kiều Nguyễn Du:
– Nguồn gốc: Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
– Có sự sáng tạo: Nguyễn Du chuyển từ cốt truyện chương hồi sang thể thơ lục bát của dân tộc, có nhiều sáng tạo độc đáo.
– Giá trị tác phẩm:
* Nội dung:
– Ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất con người đặc biệt là người phụ nữ.
– Đề cao tấm lòng cao đẹp, tài năng, khát vọng chân chính của con người như khát vọng sống, khát vọng tự do, khát vọng tình yêu, hạnh phúc…
– Thương cảm cho những bi kịch, khổ đau của con người đặc biệt người phụ nữ.
– Tố cáo các thế lực tàn bạo, xã hội phong kiến trà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người.
* Nghệ thuật:
– Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống dân tộc.
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
+ Miêu tả chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng.
+ Sử dụng thành công biện pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật.
+ Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và hành đông.
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, lấy thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người…
– Ngôn ngữ chọn lọc, mẫu mực, sử dụng từ Hán Việt, điển tích điển cố…
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment