Soạn bài – Khe chim kêu (Điểu minh giản)

Soạn bài Khe chim kêu (Điểu minh giản) trang 163 – 164 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Khe chim kêu (Điểu minh giản), sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

KHE CHIM KÊU

(Điểu minh giản)

VƯƠNG DUY

TIỂU DẪN

Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Tuy suốt đời làm quan nhưng Vương Duy thường sống như một ẩn sĩ. Ông sùng tín đạo phật, thơ mang đậm ý vị Thiền nên người đời gọi ông là “Thi Phật”.

Vương Duy cùng với Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu của phái thơ sơn thuỷ (thơ lấy thiên nhiên làm đề tài) thời Thịnh Đường. Thơ Vương Duy hiện còn hơn 400 bài, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một hoạ sĩ nổi tiếng. Nhà thơ Tô Đông Pha thời Tống nói rằng: “Thưởng thức thơ Ma Cật, thấy trong thơ có hoạ, xem hoạ Ma Cật, thấy trong hoạ có thơ”.

VĂN BẢN

Phiên âm

Nhân nhà quế hoa lạc

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh tại giản trung.

Dịch nghĩa

Người nhàn, hoa quế rụng,
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.
Trăng lên làm chim núi giật mình,
Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối.

Dịch thơ

Bản dịch thứ nhất:

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi

Ngô Tất Tố dịch (Thơ Đường, tập I, Sđd)

Bản dịch thứ hai:

Người nhàn hoa quế rụng,
Đêm xuân núi vắng teo.
Trăng lên chim núi hãi,
Dưới khe chốc chốc kêu.

Tương Như dịch (Thơ Đường, tập I, Sđd)

Hướng dẫn soạn bài – Khe chim kêu (Điểu minh giản)

I. Kiến thức cần nắm

1. Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Suốt đời làm quan nhưng ông thường sống ẩn dật. Sùng tín đạo Phật, thơ ông mang đậm ý vị Thiền. Cho nên, ông còn được mệnh danh là “thi Phật”.

2. Với hơn 400 bài hiện còn lại, thơ Vương Duy mang phong cách trang nhã và bình đạm. Thơ ông cũng gần gũi với mọi người bởi nó là những bức tranh đẹp của thiên nhiên.

3. Bài thơ Điểu minh giản là một tác phẩm tiêu biểu của Vương Duy. Nó thể hiện sự bình yên của tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.

II. Hướng dẫn soạn bài Khe chim kêu (Điểu minh giản) chi tiết.

Giải câu 1 (Trang 164 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ

Trả lời:

Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa thì rất nhỏ. Thế mà nhà thơ lại cảm nhận được cả “hoa quế rụng”. Chi tiết ấy cho thấy không gian của buổi đêm vô cùng yên tĩnh. Đồng thời nó cũng cho thấy sự tinh tế, thanh nhàn trong tâm hồn thi nhân.

Giải câu 2 (Trang 164 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Qua cái động của tiếng hoa quế rơi để thấy được cái tĩnh của màn đêm và của tâm hồn thi nhân, qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì thảng thốt giật mình của con chim núi mà nhận thấy được bức tranh đem tĩnh lặng như tờ. Tĩnh lặng đến độ một sự thay đổi rất khẽ về ánh sáng thôi cũng khiến con vật giật mình

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Khe chim kêu (Điểu minh giản)

Câu 1. Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ

Trả lời:

– Nhà thơ cảm nhận được cả hoa quế rơi chứng tỏ cảnh đêm xuân rất tĩnh mịch, yên tĩnh đến mức một chuyển động rất nhỏ của cánh hoa cũng có thể cảm nhận được.

– Điều này còn chứng tỏ tâm hồn thi sĩ vô cùng tinh tế, nhạy cảm trước những chuyển động tinh tế của không gian.

Câu 2. Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

– Trong bài thơ, tác giả dùng động để tả tĩnh, tiếng kêu của chim núi là âm thanh động nhưng âm thanh ấy càng làm nổi bật cái vắng lặng, tịch mịch của đất trời, Tiếng chim cất lên ngay lập tức bị nuốt chửng bởi cái vắng lặng của cảnh vật.

– Hình ảnh vầng trăng là tác nhân dẫn đến âm thanh trong không gian. Hình ảnh vầng trăng đã khiến chim núi giật mình mà cất tiếng hót.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

 

DMCA.com Protection Status