Soạn bài – Khái quát lịch sử tiếng Việt

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt trang 33 – 40 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Khái quát lịch sử tiếng Việt

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 40 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Hãy tìm ví dụ để minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Trả lời:

Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

– Bô lão –> người cao tuổi

– Cẩm thạch –> đá hoa

– Chi lưu –> sông nhánh

– Ái quốc –> yêu nước

Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

– Chính đại quang minh –> quang minh chính đại

– Chính thị –> đích thị

– Diệp lục tố –> diệp lục

– Dương dương tự đắc –> tự đắc

– Đại trượng phu –> trượng phu

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 40 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Trả lời:

– Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này rõ ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 40 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Hãy tìm thêm ví dụ để minh học cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

Trả lời:

Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

– Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base –> ba zơ (ba-dơ); cosin –> cô sin; container –> công-te-nơ; laser –> la-de; logicstics –> Lô-gi-stíc …

– Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội …

– Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê …

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Câu 1. Hãy tìm ví dụ để minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Trả lời:

Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài :

– Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc : tâm, đức, tài, độc lập, hạnh phúc…

– Rút gọn : thừa trần -> trần ; lạc hoa sinh -> củ lạc.

– Đảo vị trí các yếu tố : nhiệt náo -> náo nhiệt ; thích phóng -> phóng thích.

– Đổi khác nghĩa : phương phi (hoa cỏ thơm tho) -> béo tốt ; bồi hồi (đi đi lại lại) -> bồn chồn, xúc động ; đinh ninh (dặn dò) -> yên chí, tin chắc là.

– Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt : đan tâm -> lòng son ; cửu trùng -> chín lần.

Câu 2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Trả lời:

Những ưu điểm của chữ quốc ngữ:

– Theo hệ thống chữ cái La-tinh đơn giản, chỉ gồm hơn 20 chữ cái, dễ dàng ghi nhớ và học thuộc.

– Chữ quốc ngữ có hình thức đơn giản nên mang tính phổ cập cao, dễ lưu truyền.

– Giữa cách viết và cách đọc của bảng chữ cái này có tính phù hợp nhất định nên có thể dễ dàng ghép vần và đọc chữ,

Câu 3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh học cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

Trả lời:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: laser – la de (tia la de); container – công-ten-nơ, sin, cô-sin, cô-tang, véc-tơ

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt: bội, ước, biến trở, bán dẫn, đại ý, (đường) trung trực, bán kính, phân giác,…

+ Đặt thuật ngữ thuần Việt trên cơ sở dịch ý hoặc sao phỏng: cát xê, cà phê, bu-gi,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status