Soạn bài – Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tuần 4, trang 48 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

Trả lời:

Đây là cánh cửa hoà bình

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các n­ước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa tr­ước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ t­ướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ tr­ưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. B­ước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t­ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ t­ướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

– Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tư­ơi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ t­ướng Nêru:

– Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ t­ướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

– Thư­a Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: Đây là cánh cửa hoà bình.

Theo 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

Câu chuyện về ngọn lửa của chị Nhất Chi Mai

Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đôl chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam.

Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hòng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết… lần lượt ra đời.

Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.

Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tôn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói: “Tôi muốn làm ánh đuốc, le lói trong đêm đen!”

Để tể cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể “ra lời”, và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.

Bị vây trong một tình thế:

Sống mình không thể nói

Chị tin tưởng:

Chết mới được ra lời

Chị đã dũng cảm:

Chịu đau đớn thân này

Mong thoát lời thống thiết…

Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên ở đất nước Việt Nam.

Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.

Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách “ra lời” bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang đọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status