Soạn bài – Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 33)

Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148 – 149 SGK tiếng việt lớp 5 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 33), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 33)

Giải đề bài (Trang 148 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.

Gợi ý:

1. Nội dung:

– Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ: Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiêc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).

– Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, ví dụ: Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3 , tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một)

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

– Câu chuyện em nghe người thân kể?

– Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.

3. Cách kể chuyện:

– Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ở cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì?).

– Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài

– Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện

4. Thảo luận:

– Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.

– Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện hay nhất.

Trả lời:

Bài tham khảo

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.

Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa bóng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bác sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.

Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo dụng cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “chút quà tình nghĩa quân dân”.

Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm thấy quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.

Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “con nuôi”.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status