Soạn bài – Điệp ngữ

Soạn bài Điệp ngữ trang 152 – 153 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Điệp ngữ sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Điệp ngữ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Giải câu 1 – Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ (Trang 152 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

Trả lời:

Trong bài “Tiếng gà trưa”:

– Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ “nghe”.

– Khổ cuối : lặp lại từ “vì”.

Giải câu 2 – Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ (Trang 152 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng việc lặp từ ngữ như trên:

– Việc lặp lại từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng cả cảm giác, tâm hồn.

– Lặp lại từ “vì”. => Nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu.

II. Các dạng điệp ngữ

Giải câu hỏi – Các dạng điệp ngữ (Trang 152 SGK ngữ văn 7 tập 1)

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[…] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.

b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Trả lời:

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

– Các từ “nghe” trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.

– Điệp ngữ trong đoạn thơ

a) Là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ

b) Là dạng điệp vòng tròn.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích trong SGK trang 153 và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.

Trả lời:

a) – Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó

– Tác dụng: Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.

b) – Điệp ngữ: trông

– Tác dụng: Ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để người nông dân được mùa, bội thu.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Trả lời:

Điệp ngữ :

– Xa nhau => điệp ngữ cách quãng.

– Một giấc mơ => điệp ngữ chuyển tiếp.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1)

a) Theo em, trong đoạn văn trong SGK trang 153 và cho biết, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

b) Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.

Trả lời:

Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.

Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.

Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau:

Trong cuộc sống, mỗi người hẳn ai cũng có một sở thích nào đó. Người thích vẽ, người thích đàn, người thích đi du lịch…riêng em, em thích đọc sách. Đọc sách thú vị lắm ! Sách mang lại cho em nhiều tri thức, tăng hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, đọc sách – đặc biệt là các cuốn sách văn học, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích…còn giúp cho em biết thêm về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp và có ích hơn. Với em, đọc sách là một thú vui nho nhỏ, một cách thư giãn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Điệp ngữ

Câu 1: Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

Trả lời:

Ở khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa có từ nghe được lặp đi lặp lại.

Ở khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có từ vì được lặp đi lặp lại.

Câu 2: Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng.

Ghi nhớ: Khi nói, khi viết, người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ (có khi cả một câu). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ (điệp: từ Hán Việt nghĩa là lặp lại).

Câu 3: So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ trong SGK trang 152, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

Trả lời:

Điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng. Còn điệp ngữ trong hai đoạn thơ a, b dưới đây là điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Ghi nhớ: Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Soạn bài luyện tập Điệp ngữ trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1

Bài 1: Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích trong SGK trang 153 và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.

Trả lời:

a) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Có các điệp ngữ:

– một dân tộc đã gan góc

– năm nay

– dân tộc đó phải được

Tác giả dùng các điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập.

b) đi cấy: nhấn mạnh công việc làm.

trông: nhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.

Bài 2: Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đây là những dạng điệp ngữ gì.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau.Có thể xa nhau mãi mãi.Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.

Trả lời:

– Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

– Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

Bài 3: a) Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

Phía sau nhà em có một mảnh vườn.Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa.Em trồng hoa cúc.Em trồng hoa thược dược.Em trồng hoa đồng tiền.Em trồng hoa hồng.Em trồng cả hoa lay ơn nữa.Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em.Em hái hoa tặng chị em…

b) Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.

Trả lời:

a) Trong đoạn văn ấy, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả.

b) Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em và chị em.

Bài 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu 1:

Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương – nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

Đoạn văn mẫu 2:

Yêu nước là yêu tất cả đồng bào, không phân biệt miền Bắc, miền Trung, Miền Nam, hễ người Việt Nam thì yêu thôi, yêu không có điều kiện, yêu không tính toán, yêu không phân biệt giàu nghèo, yêu không vụ lợi, chỉ yêu mà thôi, và nhờ lòng yêu nước đó mà có thể hy sinh lợi ích cá nhân của mình để đóng góp sức mình cho đồng bào. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng nhất của con người đối với quốc gia xã hội.

Đoạn văn mẫu 3:

Những tòa nhà cấp bốn ngày xưa đã thành nhà để xe, và đã được thay một diện mạo mới là hàng loạt các tòa nhà 2 tầng uy nghi mà tráng lệ. Hàng sáng nó hòa quyện với ánh nắng và màu sơn tường làm ngôi trường trở lên rực rỡ hơn bao giờ hết. Và đặc biệt hơn nữa là đã có thêm biết bao là lớp học riêng để học từng môn như sinh học, lý….Nhưng đặc biệt nhất là cánh cổng, nó đã được ghi một dòng chữ đẹp tuyệt vời là: Trường Trung Học Cơ Sở Dương Liễu thật đẹp khiến người khác phải ngưỡng mộ ngôi trường của mình biết bao.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status