Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 86 – 89 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
I. Đặc điểm ngôn ngữ nói
II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
III. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 88 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ : “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…)
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý: Chú ý hệ thống thuật ngữ, sự lựa chọn và thay thế từ, các dấu câu việc tách dòng khi trình bày, việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày,…
Trả lời:
Đặc điểm ngôn ngữ viết của đoạn trích trong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
– Về từ ngữ: Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…
– Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng (tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm, dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày để đánh dấu các luận điểm).
– Về dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa.
– Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc, thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 88 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe,…) được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô rào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả ra với hắn, cười như nắc nẻ:
– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Trả lời:
Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong truyện Vợ nhặt:
– Các từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…
– Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…
– Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…
– Các từ tình thái: có khối… đấy, đấy, sợ gì,…
Ngoài ra trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.
Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 89 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.
Trả lời:
a) Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b) Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai cao hơn thực tế một cách tùy tiện.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… đều bị chúng khai thác hết.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ : “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…)
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý: Chú ý hệ thống thuật ngữ, sự lựa chọn và thay thế từ, các dấu câu việc tách dòng khi trình bày, việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày,…
Trả lời:
– Về từ ngữ: Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…
– Về câu: cần tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm, dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày để đánh dấu các luận điểm.
– Về dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa.
– Có phần giải thích rõ ràng, nằm trong ngoặc, thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.
Câu 2. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe,…) được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô rào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả ra với hắn, cười như nắc nẻ:
– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Trả lời:
– Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong truyện Vợ nhặt:
+ Các từ ngữ trong cuộc sống hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…
+ Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…
+ Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…
+ Các từ tình thái: có khối… đấy, đấy, sợ gì,…
– Ngoài ra trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.
Câu 3. Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.
Trả lời:
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
– Từ “trong” và “thì” làm sai lệch cấu trúc ngữ pháp của câu. “Trong” khi đứng trước một mệnh đề thì mệnh đề đó thường đóng vai trò trạng ngữ, “thì” thường đứng trong mệnh đề “nếu…thì” trong ngôn ngữ viết.
– “hết ý” thường sử dụng trong ngôn ngữ nói.
– Sửa lại: Thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
– Từ “như” không cần thiết, không bổ sung ý nghĩa cho câu, khiến câu trở nên lủng củng.
– “vống” không phải là từ ngữ toàn dân, không nên sử dụng trong ngôn ngữ viết.
– Sửa lại: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát. Họ sẵn sàng khai khống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,…thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.
– Hai từ “thì” sử dụng sai, khiến câu trở nên lủng củng, tối nghĩa.
– “chừa ai sất” là những từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói.
– Sửa lại: Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước cũng như cò, vạc, vịt, ngỗng,…hay cả ốc, tôm, cua,…chúng chẳng để lại cho bất cứ ai.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment