X

Soạn bài – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) trang 64 – 65 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giải câu 1 – Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.

b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng” […].

Trả lời:

Hai câu đã cho:

+ Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc.

+ Khác nhau: Câu (a) có dùng từ được, câu (b) không dùng từ được.

Giải câu 2 – Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

Trả lời:

2 cách chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động.

+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

Giải câu 3 – Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?

a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b) Tay em bị đau.

Trả lời:

Những câu sau không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

II. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Trả lời:

Câu Cách 1 Cách 2
a. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.
b. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Trả lời:

a) Em bị/được thầy giáo phê bình.

b) Ngôi nhà ấy đã bị/được người ta phá.

c) Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị/được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

Câu bị động có từ “được” mang sắc thái ý nghĩa tích cực (biết ơn, hài lòng, vui mừng), ngược lại câu bị động có từ “bị” mang sắc thái tiêu cực (buồn, nuối tiếc).

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.

Trả lời:

Sách là nguồn tri thức dẫn tâm hồn con người đồng điệu với văn học. Những chân trời mới được sách khám phá. Văn học là ngọn nguồn của sách, nó dẫn ta phiêu lưu trên miền đất sa mạc nóng bức, hay đi trên đường băng vùng Bắc lạnh lẽo, … Thật thú vị biết bao khi đôi tay ta lướt trên những trang sách rộng mở đầy màu sắc ấy. Văn học là cảm hứng. Tình yêu văn học của em đã khơi gợi từ những tưởng tượng.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

Câu 1: Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.

b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng” […].

Trả lời:

Hai câu sau giống và khác nhau:

Giống: đều nói về cánh màn điều.

Khác nhau:

– Câu a có dùng từ được.

– Câu b không dùng từ được.

Câu 2: Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

Trả lời:

Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:

– Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy.

– Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Câu 3: Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?

a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b) Tay em bị đau.

Trả lời:

Không phải câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.

Soạn bài luyện tập Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2

Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Trả lời:

Chuyển mỗi câu chủ động thành câu bị động theo 2 kiểu khác nhau:

a) – Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.

– Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

b) – Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.

– Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c) – Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.

– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d) – Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.

– Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Bài 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Trả lời:

Chuyển đổi mỗi câu chủ ngữ thành câu bị động:

a) – Em được thầy giáo phê bình => sắc thái ý nghĩa tích cực : tiếp nhận sự phê bình của thầy một cách chủ động, tự giác, có chuẩn bị về tâm thế.

– Em bị thầy giáo phê bình => sắc thái ý nghĩa tiêu cực.

b) – Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi => sắc thái tích cực.

– Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi => sắc thái tiêu cực.

c) – Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. => sắc thái tính cực.

– Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. => sắc thái tiêu cực.

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.

Trả lời:

Em rất yêu văn học. Những tác phẩm văn học có giá trị được em nâng niu, trân trọng và giữ gìn cẩn thận. Chính những câu truyện, bài thơ hay đã bồi đắp cho em nhiều tình cảm tốt đẹp: đó là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình …em nghĩ con người sẽ không thể có cuộc sống tinh thần phong phú nếu chưa bao giờ biết đến một tác phẩm văn học.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Văn mẫu hay
Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment