X

Soạn bài – Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) trang 6 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chương trình địa phương

I. Nội dung thực hiện

Giải câu 1 (Trang 6 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Câu 1. Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc, mang tính địa phương (mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương,…).

Trả lời:

ví dụ tham khảo 1:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

ví dụ tham khảo 2:

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

ví dụ tham khảo 3:

Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

ví dụ tham khảo 4:

Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
ví dụ tham khảo 5:

Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.

ví dụ tham khảo 6:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

ví dụ tham khảo 7:

Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

ví dụ tham khảo 8:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.

ví dụ tham khảo 9:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An

ví dụ tham khảo 10:

Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:

Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

ví dụ tham khảo 11:

Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về

ví dụ tham khảo 12:

Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.

Câu 13:

Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh

ví dụ tham khảo 14:

Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây…

ví dụ tham khảo 15:

Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

ví dụ tham khảo 16:

Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

ví dụ tham khảo 17:

Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn

ví dụ tham khảo 18:

Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.

ví dụ tham khảo 19:

Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê…
Là hội làng Lệ Mật.

ví dụ tham khảo 20:

Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân…

ví dụ tham khảo 21:

Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm

ví dụ tham khảo 22:

Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.

ví dụ tham khảo 23:

Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:
Mình từ làng kẹo mình ra
Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.\

ví dụ tham khảo 24:

Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

ví dụ tham khảo 25:

Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chương trình địa phương

Câu 1. Sưu tầm sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ ở địa phương em riêng theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu

A
Ăn trông nồi ngồi trông hướng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

B
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì Đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào !

Bánh cả mâm sao gọi bánh ít
Trầu cả chợ sao bảo trầu không

C
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười

Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần

Có bột mới gột nên hồ
Tay không làm nổi cơ đồ mới ngoan

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
Chín phương chìa một phương
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn Đi rồi mới biết chẳng hơn Đồ Nhà

Đ
Đàn bà nói có là không
Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

G
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay

H
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời

Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề

Hỏi vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha

K
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài da’ nhau.

M
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Mười năm lưu lạc giang hồ
Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
N
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng

Muốn sang thi bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê

Ơ
Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng

Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

P
Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà

Bao giờ gió thuận mưa hòa
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng

Phù thủy, thầy bói, lái trâu
nghe ba người ấy đầu lâu không còn.

R
Rồng thiêng uống nước ao tù
Người khôn nói với người ngu bực mình

Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm

Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S
Số giàu đem đến dửng dưng
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu

Số giàu tay trắng cũng giàu
Số nghèo chín đụm mười trân cũng nghèo

T
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Thuyền ai lơ lửng bên sông,
Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền.

Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trứng rồng lại nở ra rồng ,
Liu điu lại nở ra giòng liu điu.

Tay bưng dĩa muối chấm gừng ,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem,
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Thân em như miếng cau khô,
Kẻ thanh chuộng mỏng, kẻ thô chuộng dày.

Thân em như cây quế giữa rừng,
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.

Thân em như chổi đầu hè,
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.

Chùi rồi lại vứt ra sân,
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi.

Thôi thà đừng biết cho xong,
Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền.

Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục, lại vần than rơm.

Tóc mai sợi vắn sợi dài,
Lấy nhau không đặng thương hoài ngàn năm.

Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

Trách ai tính chuyện đa đoan,
Đã hái được mận lại toan bẻ đào.

Trách người quân tử vô danh,
Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.

Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Thân em thui thủi một mình,
Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,
Em xin được dạo cung đàn tình chung.

Y
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Thơ ca
Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment