X

Soạn bài – Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) trang 172 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Giải câu 1 (Trang 172 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6, tập một?

Trả lời:

Những thể loại truyện dân gian mà em đã được học: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

Giải câu 2 (Trang 172 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Hãy tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị, … ) xem quê hương (thôn, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố) nơi mình đang sống có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không. Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất.

Trả lời:

Ở quê hương em có đầy đủ các thể truyện dân gian. Tuy nhiên, truyền thuyết là thể loại được lưu truyền nhiều nhất. Tiêu biểu như truyền thuyết kể về đền Trần Thương – Nhân Đạo – Lí Nhân – Hà Nam. Truyền thuyết đó như sau:

“Xã Nhân Đạo xưa gồm có các thôn Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật. Mảnh đất này ngày ấy lau sậy um tùm, xen kẽ là những gò cao, dân cư thưa thớt. Trên đường đi đánh quân Nguyên, Trần Hưng Đạo thấy thế đất ở đây rất đẹp, bèn đặt kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến. Sau khi chiến thắng trở về, ông cắm sinh phần, lấy đây làm dân tạo lệ, từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như: Đội Xuyên (được giải thích là thời Trần có một đội quân đến đây để canh giữ). Sau đó vào đến dinh “Họ” (tức là dừng lại). Rồi tiếp đến thôn Hoàng Xá (tức nhà của một ông Hoàng), đến Khu Mật (tức là khu tối mật). Chính vì thế nên Trần Quốc Tuấn mới đặt ở đây một kho lương để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2. Lúc bấy giờ, thông Trần Thương có 6 gò cao, mỗi gò được đặt một kho lương, chỉ có một đường vào kho chính. Còn lại giữa các kho với nhau thì dùng thuyền là phương tiện chủ yếu. Vì thế, từ lâu có câu “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Cho nên, đền Trần Thương chính là nơi tưởng niệm, tôn vinh Trần Quốc Tuấn vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc, tiêu biểu của thế kỉ XIII.”

Giải câu 3 (Trang 167 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với các truyện dân gian đã học trong sách Ngữ văn 6, tập một?

Trả lời:

* Giống nhau: Trong truyện có yếu tố kì ảo đồng thời có những yếu tố gắn liền với lịch sử.

* Khác nhau:

– Truyền thuyết ở địa phương chủ yếu dùng để kể về các di tích lịch sử ở địa phương.

Giải câu 4 (Trang 167 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian (chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hội thi bánh giầy, hội hát quan họ, v.v…) nào độc đáo?

Trả lời:

Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như: hát chầu văn và hình thức diễn xướng tại đền Trần Thương, lễ xuống đồng, …

Giải câu 5 (Trang 168 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích.

Trả lời:

– Em cần chuẩn bị kĩ càng câu chuyện mà mình định kể.

– Cần biết sử dụng ngữ điệu khi kể.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment