X

Soạn bài – Chương trình địa phương (Phần tiếng việt)

Soạn bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) trang 90 – 92 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chương trình địa phương (Phần tiếng việt)

Giải câu 1 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 cha
2 mẹ
3 ông nội
4 bà nội
5 ông ngoại
6 bà ngoại
7 bác (anh trai của cha)
8 bác (vợ anh trai của cha)
9 chú (em trai của cha)
10 thím (vợ em trai của cha)
11 bác (chị gái của cha)
12 bác (chồng chị gái của cha)
13 cô (em gái của cha)
14 chú (chồng em gái của cha)
15 bác (anh trai của mẹ)
16 bác (vợ anh trai của mẹ)
17 cậu (em trai của mẹ)
18 mợ (vợ em trai của mẹ)
19 bác (chị gái của mẹ)
20 bác (chồng chị gái của mẹ)
21 dì (em gái của mẹ)
22 chú (chồng em gái của mẹ)
23 anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai)
25 em trai
26 em dâu (vợ của em trai)
27 chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái)
29 em gái
30 em rể (chồng của em gái)
31 con
32 con dâu (vợ của con trai)
33 con rể (chồng của con gái)
34 cháu (con của con)

Trả lời:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 cha bố, cha, ba
2 mẹ mẹ, má
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại, ông vãi
6 bà ngoại bà ngoại, bà vãi
7 bác (anh trai của cha) bác trai
8 bác (vợ anh trai của cha) bác gái
9 chú (em trai của cha) chú
10 thím (vợ em trai của cha) thím
11 bác (chị gái của cha) bác
12 bác (chồng chị gái của cha) bác
13 cô (em gái của cha)
14 chú (chồng em gái của cha) chú
15 bác (anh trai của mẹ) bác
16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác
17 cậu (em trai của mẹ) cậu
18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ
19 bác (chị gái của mẹ) bác
20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác
21 dì (em gái của mẹ)
22 chú (chồng em gái của mẹ) chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu
25 em trai em trai
26 em dâu (vợ của em trai) em dâu
27 chị gái chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể
29 em gái em gái
30 em rể (chồng của em gái) em rể
31 con con
32 con dâu (vợ của con trai) con dâu
33 con rể (chồng của con gái) con rể
34 cháu (con của con) cháu, em.

Giải câu 2 (Trang 92 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.

Trả lời:

Tìm các từ xưng hô địa phương khác.

Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),…

Giải câu 3 (Trang 92 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em.

Trả lời:

– Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

– Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?

– Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.
Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chương trình địa phương (Phần tiếng việt)

Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân theo hướng dẫn trong SGK.

Trả lời:

Có rất nhiều từ ngữ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân chỉ quan hệ ruột thịt:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương
1 cha bố, ba, tía, cha
2 mẹ mẹ, má
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại, ông vãi, bà cậu
6 bà ngoại bà ngoại, bà vãi, bà cậu
7 bác (anh trai của cha) bác trai
8 bác (vợ anh trai của cha) bác gái
9 chú (em trai của cha) chú
10 thím (vợ em trai của cha) thím
11 bác (chị gái của cha) bác, cô
12 bác (chồng chị gái của cha) bác
13 cô (em gái của cha)
14 chú (chồng em gái của cha) chú
15 bác (anh trai của mẹ) bác, cậu
16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác, mợ
17 cậu (em trai của mẹ) cậu
18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ
19 bác (chị gái của mẹ) bác
20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác
21 dì (em gái của mẹ)
22 chú (chồng em gái của mẹ) chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu
25 em trai em trai
26 em dâu (vợ của em trai) em dâu
27 chị gái chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể
29 em gái em gái
30 em rể (chồng của em gái) em rể
31 con con
32 con dâu (vợ của con trai) con dâu
33 con rể (chồng của con gái) con rể
34 cháu (con của con) cháu, em

Câu 2: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.

Trả lời:

Chẳng hạn em sống ở Bắc Bộ, em có thể sưu tầm ở Nam Bộ : hia (anh), chế (chị), thiếm (thím), anh hai (anh cả), chị hai (chị cả), củ (cậu), nội (ông nội, bà nội)…

Câu 3: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em.

Trả lời:

Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

– Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

– Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

Con đi tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(Tố Hữu – Bầm ơi)

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment