X

Soạn bài – Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh

Soạn bài Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh trang 26 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh

Giải câu 1 (Trang 26 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ… đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.)

Trả lời:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chú ý:

– Viết đúng chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.

– Lưu ý các từ khó: nô lệ, hoàn cầu,…

Giải câu 2 (Trang 26 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim.

M:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
tím

 

i

 

m

 

Trả lời:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Em e m
yêu u
màu a u
tím i m
Hoa o a
a
hoa o a
sim i m

Giải câu 3 (Trang 26 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

Trả lời:

Dựa vào mô hình cấu tạo vần, dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt ở bên dưới, các dấu khác đặt phía trên).

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh

Câu 1. Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ… đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.)

Trả lời:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Câu 2. Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim.

M:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
tím

 

i

 

m

 

Trả lời:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Em e m
yêu u
màu a u
tím i m
Hoa o a
a
hoa o a
sim i m

Câu 3. Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

Trả lời:

Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở phần vần, phía trên hoặc phía dưới của âm chính.

BAIVIET.COM
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment