X

Soạn bài – Chính tả nghe – viết: Tiếng đàn

Soạn bài chính tả nghe – viết: Tiếng đàn trang 56 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2, để học tốt hơn bài chính tả nghe – viết: Tiếng đàn, sau đây là danh sách gợi ý trả lời câu hỏi bài chính tả nghe – viết: Tiếng đàn.

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài chính tả nghe – viết: Tiếng đàn

Giải câu hỏi 1 (Trang 56 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2)

Nghe – viết: Tiếng đàn (từ Tiếng đàn bay ra vườn…..đến hết).

Trả lời:

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hao mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

Theo LƯU QUANG VŨ

Giải câu hỏi 2 (Trang 56 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2)

Thi tìm nhanh:

Câu a)

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s.

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x.

Câu b)

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi.

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã.

Trả lời:

Câu a)

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm : sạch sẽ, sáng sủa, sa sẩy, sỗ sàng, sung sướng, sẵn sàng, so sánh, sóng sánh, sục sạo, song song,…

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm : xôn xao, xao xác, xầm xì, xoèn xoẹt, xây xẩm, xinh xịch, xa xả, xì xụp, xó xỉnh, xa xa, xa xăm, xông xáo, xa xỉ, xiềng xích, xốn xang, xào xạc, xinh xắn, xúng xính, xanh xao, xoàng xỉnh,…

Câu b)

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi : tỉ mỉ, thỉnh thoảng, lải nhải, đủng đỉnh, bải hoải, huỷ bỏ, lủng củng, lỉnh kỉnh, tủm tỉm, chỉ bảo, rỉ rả, bẩn thỉu, bảng lảng, chểnh mảng, cẩu thả,…

– Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã : lã chã, rỗi rãi, cãi vã, lỗ lã, lẽo đẽo, dễ dãi, kì lưỡng, lễ mễ, lãng đãng, lẫm chẫm, lỗ chỗ, võ vẽ, vững chãi,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment