X

Soạn bài – Chính tả nghe – viết: Nghe nhạc

Soạn bài chính tả nghe – viết: Nghe nhạc trang 42, 43 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2, để học tốt hơn bài chính tả nghe – viết: Nghe nhạc, sau đây là danh sách gợi ý trả lời câu hỏi bài chính tả nghe – viết: Nghe nhạc.

Nghe nhạc

Đang chơi bi mải miết

Bỗng nghe nổi nhạc đài

Bé Cương dừng tay lại

Chân giẫm nhịp một hai.

 

Tiếng nhạc lên cao vút

Cương lắc nhịp cái đầu

Cây trước nhà cũng lắc

Lá xanh va vào nhau.

 

Tiếng nhạc dồn réo rắt

Người Cương cũng rung theo

Viên bi lăn trên đất

Rồi nằm im, trong veo…

VÕ VĂN TRỰC

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài chính tả nghe – viết: Nghe nhạc

Giải câu hỏi 1 (Trang 43 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2)

Nghe viết bài thơ: Nghe nhạc

Giải câu hỏi 2 (Trang 43 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2)

Điền vào chỗ trỗng:

Câu a) l hay n ?

–  …áo động, hỗn …áo

–  béo …úc …ích, …úc đó

Câu b) ut hay uc ?

–  ông b…, b… gỗ

–  chim c…, hoa c…

Trả lời:

Câu a)

náo động, hỗn láo

– béo núc ních, lúc đó

Câu b)

– ông bụt, bục gỗ

– chim cút, hoa cúc

Giải câu hỏi 3 (Trang 43 SGK tiếng việt lớp 3 tập 2)

Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động:

Câu a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

Câu b) Chứa tiếng bắt đầu bằng ut hoặc uc.

Trả lời:

Câu a)

Chứa tiếng bắt đầu bằng l: làm việc, làm lụng, lấy, luồn lách, lao tới, săn lùng, lẩn lánh, lục lọi, lồng lộn, lẫn lộn, lè lưỡi, liếc mắt, lái thuyền, la lối, lắng tai, lân la, lẩm bẩm, lạy lục, lao động,…

Chứa tiếng bắt đầu bằng n: nã súng, nài nỉ, nài ép, nán lại, nạo vét, nộp thuế, nạt nộ, náu mình, nằm, nắm, nặn tượng, nâng lên, nấp, nấu nướng, né tránh, ném, nén chặt, neo thuyền, nép mình,…

Câu b)

Chứa tiếng có vần ut: mất hút, thút thít, mút tay, sút bóng, hút nước, tụt xuống, rút về,…

Chứa tiếng có vần uc: múc nước, rúc vào, lục lọi, thúc giục, vục nước, chúc mừng, húc nhau, đúc gang, xúc đất, phục dịch,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment