Soạn bài Chính tả (Nghe – viết): Nghe lời chim nói trang 124 – 125 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chính tả (Nghe – viết): Nghe lời chim nói, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Chính tả (Nghe – viết): Nghe lời chim nói
Giải câu 1 (Trang 124 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Nghe – viết:
Nghe lời chim nói
Lắng nghe loài chim nói
Về những cánh đồng quê
Mùa nối mùa bận rộn
Đất với người say mê.
Lắng nghe loài chim nói
Về thành phố, tầng cao
Về ngăn sông, bạt núi
Điện tràn đến rừng sâu.
Và bạn bè nơi đâu
Và những điều mới lạ…
Cây ngỡ ngàng mắt lá
Nắng ngỡ ngàng trời xanh.
Thanh khiết bầu không gian
Thanh khiết lời chim nói
Bao ước mơ mời gọi
Trong tiếng chim thiết tha.
NGUYỄN TRỌNG HOÀN
Chú thích và giải nghĩa
Ngỡ ngàng: ngạc nhiên trước những điều mới lạ.
Trả lời:
Học sinh hãy nghe và viết lại bài nghe lời chim nói theo những lời của thầy cô đọc.
Giải câu 2 (Trang 125 SGK tiếng việt 4 tập 2)
a)
– Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.
Mẫu và ví dụ: làm (không có nàm).
– Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l.
Mẫu và ví dụ: này (không có lày).
b)
– Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.
Mẫu và ví dụ: nghỉ ngơi.
– Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.
Mẫu và ví dụ: nghĩ ngợi.
Trả lời:
a) – Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l không viết với n.
* Đó là: là, lạch, lãi, lỏng, lệch, luồn, luồng, lườn, lửng, lững, lòe, lõa v.v…
– Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n không viết với l.
* Đó là những từ: Này, nãy, nện, nín, niết, nơm, nấng, nắn, nệm, nến, nước, nượp, niễng, nằm…
b) – Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: * Đó là những từ: Lủng củng, đủng đỉnh, bủn rủn, lải nhải, lảng vảng, lẩm cẩm, luẩn quẩn, tẩn mẩn, rủ ri, thủng thẳng…
– Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: * Đó là những từ: Bỡ ngỡ, bẽn lẽn, lễ mễ, lỗ chỗ, nhã nhặn, vẽ vời, cãi cọ, dễ dàng, giãy giụa, gỡ gạc, lẫm chẫm, khẽ khàng, lõa xõa v.v…
Giải câu 3 (Trang 125 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
a) Băng trôi
(Lúi/ Núi) băng trôi (lớn/ nớn) nhất trôi khỏi (Lam/ Nam) Cực vào (lăm/ năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày/ này) lớn bằng nước Bỉ.
Theo TRẦN HOÀNG HÀ
b) Sa mạc đen
(Ở/ Ỡ) nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này (củng/ cũng) màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có (cảm/ cãm) giác biến thành màu đen và (cả/ cã) thế giới đều màu đen.
Theo TRẦN HOÀNG HÀ
Trả lời:
a) Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.
b) Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)