Soạn bài Chính tả (Nghe – viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân trang 56 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chính tả (Nghe – viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Chính tả (Nghe – viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Giải câu 1 (Trang 56 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Nghe – viết:
Họa sĩ Tô Ngọc Hân
Tô Ngọc Hân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen,… Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi.
Theo TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chú thích và giải nghĩa:
– Tài hoa: có tài về nghệ thuật, văn chương.
– Dân công: người dân làm nghĩa vụ lao động chân tay trong thời gian nhất định.
– Hỏa tuyến: nơi diễn ra các trận đánh trong chiến tranh.
– Kí họa: tranh vẽ ghi nhanh.
Trả lời:
Em đọc bạn viết, bạn đọc em viết, một vài lần. Sau mỗi lần kiểm tra đối chiếu với văn bản, sai chữ nào, chữa lại chữ đó.
Giải câu 2 (Trang 56 SGK tiếng việt 4 tập 2)
a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống ?
Kể … phải trung thành với …, phải kể đúng các tình tiết của câu … các nhân vật có trong … . Đừng biến giờ kể … thành giờ đọc … .
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in nghiêng?
– Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ.
– Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc.
– Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!
Trả lời:
a) Em điền như sau: “Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện“.
b)- Mở hộp thịt ra chỉ toàn thấy mỡ.
– Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
– Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Giải câu 3 (Trang 56 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Em đoán xem đây là những chữ gì?
a) Để nguyên – loại quả thơm ngon
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng – mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
b) Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi – làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
Trả lời:
Bám vào các yếu tố đã cho để tìm ra chữ biểu thị sự vật.
a) Đó là chữ “NHO” (quả nho) thêm hỏi thành nhỏ (chỉ còn bé), thêm nặng thành nhọ (nhọ nồi).
b) Đó là chữ “CHI” thêm dấu huyền thành chì (bút chì dùng để vẽ). Thêm hỏi thành chỉ (chỉ để may vá). Có dấu nặng thành “chị” (người lớn hơn mình).
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chính tả (Nghe – viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Câu 2. a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống ?
Kể … phải trung thành với …, phải kể đúng các tình tiết của câu … các nhân vật có trong … . Đừng biến giờ kể … thành giờ đọc … .
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in nghiêng?
– Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ.
– Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc.
– Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!
Trả lời:
a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống?
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã?
– Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ.
– Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
– Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Câu 3. Em đoán xem đây là những chữ gì?
a) Để nguyên – loại quả thơm ngon
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng – mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
b) Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi – làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
Trả lời:
a) Giải đáp: Đó là các chữ nho, nhỏ, nhọ.
b) Giải đáp: Đó là các chữ chi, chì, chỉ, chị.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment