Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 139 – 143 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
Bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1947
(Hồ Chí Minh (*)
RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên tiêu)
Phiên âm
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự.
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
1948
(Hồ Chí Minh)
Dịch nghĩa
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
(Nguyên tiêu: đêm rằm tháng giêng, Kim: nay, dạ: đêm, nguyệt: trăng, chính: vừa đúng, viên: tròn.Xuân giang: dòng sông mùa xuân, xuân thủy: nước mùa xuân, tiếp: liền với, xuân thiên: bầu trời mùa xuân.Yên: khói, ba: sóng, thâm: sâu, xứ: nơi, đàm: bàn bạc, quânsự: việc quân.Dạ bán: lúc nửa đêm, quy lai: trở về, mãn: đầy, thuyền: thuyền.)
Dịch thơ
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Xuân Thủy dịch, trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)
Chú thích:
(*) Hồ Chí Minh (1890-1969): lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam; Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
(1) Cổ thụ: cây to sống đã lâu năm.
(2) Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa.Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa.
Hướng dẫn soạn bài – Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
I. Về thể loại
Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
II. Hướng dẫn soạn bài bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Giải câu 1 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu (phiên âm) được làm theo thể thơ nào?Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Trả lời:
– Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
– Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
– Ngắt nhịp:
+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
Giải câu 2 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya.(Chú ý: Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất, vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai.)
Trả lời:
Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
Giải câu 3 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả?Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
Trả lời:
Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
Giải câu 4 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng.Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Trả lời:
– Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:
+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.
+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.
=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
– Cách miêu tả:
+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.
+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.
– Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:
+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
Giải câu 5 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?
Trả lời:
Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
Giải câu 6 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Trả lời:
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:
– Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
– Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
– Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.
Giải câu 7 (Trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Trả lời:
Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.
Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
Trong khi đó, trăng trong “Rằm tháng riêng” là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Soạn phần luyện tập cảnh khuya, rằm tháng giêng
Giải câu 1 – Luyện tập cảnh khuya, rằm tháng giêng (Trang 143 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Bài 1: Học thuộc hai bài thơ (bài Rằm tháng giêng chỉ cần thuộc bản dịch thơ).
Giải câu 2 – Luyện tập cảnh khuya, rằm tháng giêng (Trang 143 SGK ngữ văn 7 tập 1)
Bài 2: Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Trả lời:
Trăng vào của số đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
– Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
– Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo
Bốn bề phong cánh vắng teo
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
– Gà gáy một lần đêm chứa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thăm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài cảnh khuya, rằm tháng giêng
Câu 1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Trả lời:
Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (nguyên văn chữ Hán) được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).
Bài Cảnh khuya có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng và có ba vần (ở các câu 1, 2, 4) không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyệt thất ngôn. Bài thơ này cũng có cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tâm trạng. So với mô hình chung, bài thơ này chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5 thay vì ngắt nhịp 4/3 như thông lệ.
Bài Nguyên tiêu (Rằm thúng giêng) theo sát với mô hình cấu trúc chung kể cả cách ngắt nhịp. Bản dịch bài thơ này theo sát ý từng câu nhưng khi chuyển sang thơ lục bát lại có thêm những tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát (câu 4) và động từ ngân, (câu 4).
Câu 2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.
Trả lời:
Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Cảnh trăng trong mỗi bài đều có nét đẹp riêng. Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt nhưng một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.
Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?
Trả lời:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xã”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào “Cảnh khuya”. Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông – Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.
Tiếp theo câu 2 đẹp như một bức tranh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng… gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.
Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Trả lời:
Cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu 3 thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người đã nhiều phen bối rối với cảnh trong tù mà trăng quá đẹp. Câu cuối là một bất ngờ đầy thứ vị mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm cảnh mà là để “lo nỗi nước nhà”. Từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la, vĩ đại biết mấy. Hai nét tâm trạng ấy thông nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ.
Câu 5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?
Trả lời:
Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.
– Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rất tiếc câu thơ dịch bỏ mất.
– Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:
Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:
Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.
Dịch thơ:
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che đầy thuyền.
Ngoài ra ý thơ “nước liền trời” ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
(Ráng trời cùng bay với cò lẻ
Nước thu một màu với trời cao.)
Điều này cho thấy màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Câu 6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Trả lời:
Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay rằm tháng giêng, trăng vừa tròn) mở ra hình ảnh một vầng trăng xuân “lồng lộng” giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng.
Câu 2: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. (Sông xuân nước xuân liền với trời xuân) mở ra một không gian xa rộng tưởng như không có giới hạn. Trong bảy chữ của câu thơ đã có hết ba chữ xuân làm cho một sắc xuân tràn đầy khắp cả câu thơ. Xuân giang xuân thủy trải ra bề rộng, động từ tiếp tíong tiếp xuân thiên dựng lên cả một chiều cao.
Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thông của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể, đến toàn cảnh, sự hài hòa thông nhất các bộ phận trong cái toàn thể chớ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét.
Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Trả lời:
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Hồ Chí Minh làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài Cảnh khuya Bác viết năm 1947 vận nước đang rất khó khăn. Bài Rằm tháng giêng Bác viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác chúng ta mới thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ kính yêu. Phong thái ấy bộc lộ từ những rung động nhạy cảm, tinh tế dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước: một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng vằng vặc. Phong thái ung dung lạc quan còn toát ra từ hình ảnh lướt đi phơi phới của một con thuyền chở đầy ánh trăng trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai cùa đất nước (theo ý nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh trong Trần mà như thể kém gì tiên).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)