Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 79 – 85 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giải câu hỏi (Trang 79 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.)
Trả lời:
a) Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, … Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b) Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giải câu 1 (Trang 80 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Trả lời:
Các bước làm bài:
a) Tìm hiểu đề và tìm ý:
b) Lập dàn bài
c) Viết bài
d) Đọc lại bài và sửa chữa.
Giải câu 2 (Trang 81 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Cách tổ chức, triển khai luận điểm
Đọc văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Trong văn bản nêu trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?
b) Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
Trả lời:
a) Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết về…” cho đến “…thành thực của Tế Hanh.”): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.
Các luận điểm chính của phần Thân bài:
+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.
+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.
+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
Các luận điểm chính của phần Thân bài:
+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.
+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.
+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.
b) Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn:
+ Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
+ Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.
+ Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.
III. Luyện tập
Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 84 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
(Gợi ý:
– Nội dung cảm xúc của khổ thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Hình ảnh, ngôn từ trong khổ thơ đặc sắc như thế nào?
– Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài).
Trả lời:
Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Thực hiện theo trình tự các bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).
+ Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?
– Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.
Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
+ Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
+ Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.
+ Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.
+ Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, MỘT BÀI THƠ
Câu hỏi: Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.)
Trả lời:
a) Các đề bài trên chia làm hai loại :
+ Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì, … (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).
+ Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b) Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :
+ Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.
+ Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.
+ Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.
– Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, MỘT BÀI THƠ
Câu 1. Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
Đọc văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Trong văn bản nêu trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?
b) Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
Trả lời:
a) Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết về…” cho đến “…thành thực của Tế Hanh.”)
– Trình bày những cảm nhận về tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến. Qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả.
– Cách trình bày suy nghĩ, ý kiến:
+ Nêu ra nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết của mình.
+ Cảnh ra khơi đánh cá vào một sớm mai đẹp như mơ.
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
+ Hình ảnh người dân chài nổi bật giữa đất trời lộng gió.
+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
– Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.
b) Văn bản có sức thuyết phục và hấp dẫn cao.
– Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
– Luận điểm được triển khai rõ ràng, chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.
– Bài văn ngắn gọn, lời lẽ cô đọng, thể hiện được những xúc cảm của người viết trước vẻ đẹp của bài thơ.
III. Soạn phần luyện tập bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trang 84 SGK ngữ văn 9 tập 2
Câu hỏi: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
(Gợi ý:
– Nội dung cảm xúc của khổ thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Hình ảnh, ngôn từ trong khổ thơ đặc sắc như thế nào?
– Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài).
Trả lời:
a) Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề
– Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh
– Giới thiệu bài thơ Sang thu.
– Khoảnh khắc giao mùa qua sự qua sát đầy tinh tế của tác giả được thể hiện trong khổ thơ đầu bài thơ.
b) Thân bài
– Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu đầu tiên của mùa thu qua 2 câu thơ đầu:
+ Hương ổi chín thơm mùi thơm ngọt dịu lan tỏa trong gió.
+ Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ -> thu sang một cách nhẹ nhàng đầy bất ngờ.
+ Ổi là thứ quả dân dã gắn liền với làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Hương ổi không nồng nàn, nó dịu nhẹ, thơm mát gần gũi thân thuộc với người dân quê.
-> Bằng sự tinh tế, nhạy cảm, tác giả đã nhận ra dấu hiệu đầu tiên của mùa thu.
+ Ngọn gió se đưa hương ổi lan tỏa trong không khí là một làn gió heo mây – đặc trưng của mùa thu, gió thổi nhè nhẹ, có chút hơi lạnh.
+ Từ “phả” – động từ mạnh, thể hiện sự đột ngột ⇒ sự đột ngột của gió, của cảm nhận
-> Gió se và hương ổi là nét đặc trưng của Bắc Bộ ⇒ tình yêu, sự gắn bó với quê hương của Hữu Thỉnh
– Hai câu thơ sau
+ “sương chùng chình qua ngõ” – một hình ảnh ấn tượng, đặc sắc.
+ Sương như đang vận động một cách chầm chậm, đung đưa trong gió
-> Quan sát tinh tế, tâm hồn nhay cảm của tác giả cảm nhận từng thay đổi nhỏ nhất của mùa thu.
+ Khổ thơ kết thúc bởi “Hình như thu đã về” – câu thơ ngập ngừng như thể không chắc chắn nhưng thực chất đây là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả: thu đã về nhanh quá.
c) Kết bài
– Qua khổ thơ đầu, tác giả đã cho thấy cái hồn quê mộc mạc, giản dị, trong sáng qua tâm hồn tinh tế và sự quan sát nhạy bén của mình
(HTTPS://BAIVIET.ORG)