X

Soạn bài – Các thao tác nghị luận

Soạn bài Các thao tác nghị luận trang 131 – 135 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Các thao tác nghị luận, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Các thao tác nghị luận

I. KHÁI NIỆM

Giải câu 1 – Khái niệm (Trang 131 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Nêu vài ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy, hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào:

– Chỉ một việc làm nào đó.

– Chỉ việc thực hiện một số đông tác bất kì trong khi làm việc.

– Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Trả lời:

– Trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ “thao tác” như: thao tác vận hành máy móc; thao tác kĩ thuật; thao tác thiết kế (trong xây dựng); thao tác bắn súng (trong tập quân sự); …

– Thao tác là từ dùng chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Giải câu 2 – Khái niệm (Trang 131 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thao tác nghị luận là một trong những loại thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đời sống. Theo anh (chị), so với các loại thao tác khác, thao tác nghị luận có những điểm gì tương đồng và những điểm gì khác biệt?

Trả lời:

– Tương đồng: Thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, do đó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật.

– Khác biệt: Trong thao tác nghị luận, các động tác đều là các hoạt động của tư duy và được thực hiện nhằm mục đích nghị luận, nghĩa là thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu và tin theo ý kiến bàn luận của mình.

II. MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN CỤ THỂ

Giải câu 1 – Một số thao tác nghị luận cụ thể (Trang 131 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây:

– /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

– /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

– /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

– /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Vì sao? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận: Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không? Vì sao?

Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng? Vì sao?

– Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

– Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

– Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

Trả lời:

a) Thứ tự điền từ:

(1): Tổng hợp

(2): Phân tích

(3): Quy nạp

(4): Diễn dịch

b)

– Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

+ Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích.

+ Ý nghĩa: nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riệng biệt, để làm rõ hơn nguyên nhân khiến cho thơ ca xưa không truyền lại được đầy đủ đến thời đại bây giờ.

– Trong đoạn trích bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

+ Từ câu 1 -> câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích để xem xét mối quan hệ giữa hiền tài và sự phát triển của đất nước.

+ Từ câu 2 -> câu 3: thao tác diễn dịch: Tác gải dựa vào luận điểm vững chắc “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để suy ra một cách đầy thuyết phục: phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài cho đất nước.

c)

– Dẫn chứng rút từ lời tựa “Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung khiến cho kết luận ấy bao gồm được toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

– Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ: Tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác nhau được sử dụng làm cho kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người nghe (người đọc) cả về lí trí lẫn tình cảm.

d) Nhận xét nhận định

– Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề đã biết chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận rút ra sẽ mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, cũng không phải chứng minh.

– Nhận định 2: chưa chính xác. Trong trường hợp quá trình quy nạp không xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh.

– Nhận định 3: đúng. Vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

Giải câu 2 – Một số thao tác nghị luận cụ thể (Trang 133 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thao tác so sánh

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn?

Trả lời rằng: Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau:

– Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.

– Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

– Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

– Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

Trả lời:

a)

– Tác giả sử dụng thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời xưa với tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay.

– Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” được viết nhằm nhấn mạnh đến sự giống nhau.

b)

– Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau, khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu”.

– Từ (a) và (b) suy ra: thao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c) Không đồng ý với ý kiến. Vì: So sánh là một trong những thao tác quan trọng, rất cần thiết trong lập luận và trong đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người. Ý kiến cho rằng “mọi sự so sánh đều khập khiễng” tuy cũng có ý đúng nhưng nó mang tính chất phiến diện và ý nghĩa tiêu cực khá lớn.

=> Chọn khẳng định: 1, 3, 4.

III. LUYỆN TẬP

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 134 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:

– Tác giả muốn chứng minh điều gì?

– Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

– Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. /…/

Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình. Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trên bầi trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.

(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn hoc, Hà Nội, 1997)

Trả lời:

– Tác giả muốn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian”

– Thao tác nghị luận chủ yếu được tác giả sử dụng để làm rõ điều phải chứng minh là thao tác phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian, …). Mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn (chẳng hạn, ngôn ngữ dân gian được chia ra thành tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thanh điệu, …). Nhờ thế, luận điểm của đoạn trích được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo.

– Câu cuối cùng của đoạn trích có giá trị quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác quy nạp, tầm vóc tư tưởng của đoạn trích được nâng lên rõ rệt.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 134 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:

– Đề cập tới một vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích, động cơ học tập; phòng chống tệ nạn xã hội; đề phòng tai nạn giao thông,…).

– Cố gắng sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận vừa được học.

Trả lời:

Mỗi năm, có hơn 4,8 triệu tấn chất thải nhựa được đẩy ra ngoài biển và đại dương. Những chất thải nhựa này chủ yếu là túi nilon, bong bóng, nắp chai, bật lửa, nút nhựa tổng hợp từ quần áo… Cụ thể, có khoảng 580.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi trên diện tích 1km vuông nước biển và con số này đang ngày một tăng lên theo cấp số nhân. Nếu vào năm 1960, số lượng nhựa được phát hiện trong bụng của các loài chim biển chỉ khoảng 5% thì vào năm 2010, con số này đã tăng lên tới 80%. Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật biển. Các sinh vật này không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa như túi nilon, chai lọ, … nên chúng ăn các loại phế phẩm này và nhanh chóng bị các chất độc trong nhựa giết chết. Do đó, tất cả hãy cùng hành động để bảo vệ môi trường chỉ bằng những việc làm thường ngày:

– Mang theo làn đi chợ.

– Sử dụng túi giấy thay vì túi nilon.

– Không sử dụng ống hút.

– Chuyển sang sử dụng nước uống trong chai thuỷ tinh thay vì nước trong chai nhựa.

– Phân loại rác và để rác đúng nơi quy định.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Các thao tác nghị luận

I. Khái niệm

Câu 1. Nêu vài ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy, hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào:

– Chỉ một việc làm nào đó.

– Chỉ việc thực hiện một số đông tác bất kì trong khi làm việc.

– Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Trả lời:

– Ví dụ thực tế người ta vẫn hay nói đến từ thao tác: thao tác lắp súng, thao tác ngắm bắn,… (quân sự), thao tác bảo dưỡng máy móc, thao tác vận hành, thao tác sửa chữa,… (kĩ thuật),…

– Thao tác được dùng với nghĩa chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Câu 2. Thao tác nghị luận là một trong những loại thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đời sống. Theo anh (chị), so với các loại thao tác khác, thao tác nghị luận có những điểm gì tương đồng và những điểm gì khác biệt?

Trả lời:

– Tương đồng: thao tác nghị luận cũng là một thao tác tạo lập văn bản, nên cũng có những quy định chặt chẽ về quy trình và kĩ thuật.

– Khác biệt: trong thao tác nghị luận, các bước đều cần sự tư duy và nhằm mục đích nghị luận, thuyết phục người nghe theo ý của mình.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

Câu 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây:

– /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

– /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

– /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

– /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Vì sao? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận: Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không? Vì sao?

Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng? Vì sao?

– Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

– Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

– Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

Trả lời:

a) Điền từ theo thứ tự sau:

– Tổng hợp

– Phân tích

– Quy nạp

– Diễn dịch

b) Nhận xét và đánh giá:

– Tác giả dùng thao tác phân tích chứ không phải diễn dịch vì tác giả chia vấn đề thành bốn phần, bốn bộ phận khác nhau để xem xét chứ không phải từ một tiền đề chung để suy ra những cái riêng.

– Sử dụng thao tác này có tác dụng chia một nhận định thành các mặt để việc suy xét có tính đa chiều hơn.

– Trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, tác giả sử dụng kết hợp thao tác phân tích và diễn dịch vừa để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước, đồng thời thuyết phục người đọc và đưa ra kết luận: phải coi trọng việc bồi đắp hiền tài.

c)

– Kết luận trong lời tựa Trích diễm thi tập có được là do thao tác tổng hợp. Thao tác này có tác dụng thâu tóm những ý bộ phận thành một kết luận chung khiến kết luận đó càng trở nên có giá trị

– Đoạn trích trong Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm “các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”

d)

– Nhận định thứ nhất đúng với điều kiện tiền đề diễn dịch phải chân thực và cách diễn dịch cũng thật chính xác.

– Nhận định thứ hai chưa đúng vì một khi quy nạp chưa đầy đủ ý thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận chưa chắc chắn.

– Nhận định thứ ba đúng vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì quá trình phân tích mới có giá trị.

Câu 2. Thao tác so sánh

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn?

Trả lời rằng: Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau:

– Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.

– Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

– Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

– Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

Trả lời:

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả dùng thao tác so sánh để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau.

– Câu văn trong SGK được viết nhằm nhấn mạnh đến cả sự giống nhau.

b) Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê có mục đích nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành qa hai việc là “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài”.

⇒ Thao tác so sánh bao gồm hai loại: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì “mọi sự so sánh đều là khập khiễng”. Điều này cũng có lí đúng vì trong khi so sánh không thể đảm bảo được sự tương đồng hoặc tương phản hoàn toàn. Nhưng không vì thế mà hoài nghi so sánh bởi vì so sánh có thể đưa ra những nhận định rõ nét và sâu sắc hơn về đối tượng.

– Để có thể so sánh đúng, cần phải chú ý những điều sau:

+ Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặc (một phương diện) nào đó.

+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:

– Tác giả muốn chứng minh điều gì?

– Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

– Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. /…/

Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình. Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trên bầi trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.

(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn hoc, Hà Nội, 1997)

Trả lời:

– Tác giả muốn chứng minh “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”

– Để làm rõ điều này, tác giả sử dụng các thao tác phân tích và quy nạp để làm rõ vấn đề.

+ Tác giả đã chia nhỏ vấn đề nghị luận thành những bộ phận nhỏ: thi liệu dân gian và các làn điệu dân gian có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Trãi. Trong các bộ phận ấy lại được chia thành những phần nhỏ hơn => Luận điểm được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo.

+ Câu cuối có giá trị quy nạp. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng tầm giá trị của văn nghệ lên một tầm vóc cao hơn.

Câu 2. Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:

– Đề cập tới một vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích, động cơ học tập; phòng chống tệ nạn xã hội; đề phòng tai nạn giao thông,…).

– Cố gắng sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận vừa được học.

Trả lời:

Mỗi năm có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Đó là con số mà ông Khuất Việt Hùn – phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia – cho biết tại lễ kí kết giữa văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bosch Việt Nam sáng ngày 20/09/2017. Theo ông Hùng, cụ thể trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 12.775 vụ tai nạn giao thông làm 5.422 người chết và 10.543 người bị thương. So với 8 tháng đầu năm 2016, tai nạn giao thông giảm 859 vụ, giảm 318 người chết và giảm 1.226 người bị thương. Nguyên nhân chính gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng chí là do ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Số vụ tai nạn giao thông vẫn tiếp tục gia tăng nếu không cải thiện ý thức cho người tham gia giao thông. Để khắc phục tình trạng này, cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông và phòng tránh bằng nhiều cách:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

– Chấp hành đúng và đủ luật giao thông

– Không lạng lách, đánh võng

– Không tụ tập, đua xe trái phép

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment