X

Soạn bài – Bạn đến chơi nhà

Soạn bài Bạn đến chơi nhà trang 104 – 106 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập  trong bài Bạn đến chơi nhà sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà(1)
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá(2),
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây(3), cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa(4).
Đầu trò tiếp khách, trầu không có(5),
Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Nguyễn Khuyến(*), trong Hợp tuyển thơ văn
Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)

Chú thích:

(*) Nguyễn Khuyến (1835-1909): lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; thuở nhỏ con nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi, đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan về sống ở Yên Đổ.

(1) Đã bấy lâu nay bác tới nhà: có bản chép: Chẳng mấy khi nay, bác tới nhà.

(2) khôn chài cá: có bản chép: khôn mò cá.

(3) Cải chửa ra cây: có bản chép: cải đã tàn cây.

(4) mương đương hoa: có bản chép: mướp vừa hoa.

(5) Đầu trò tiếp khách, trầu không có: có bản chép: Trầu buồn một nỗi, cau không có.

Hướng dẫn soạn bài – Bạn đến chơi nhà

I. Bố cục

Bố cục có 3 phần:

– Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

– 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

– Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

II. Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà chi tiết

Giải câu 1 (Trang 105 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Trả lời:

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

– Số câu : 8 câu (bát cú)

– Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

– Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

– Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Giải câu 2 (Trang 105 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Trả lời:

Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a) Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

b) Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c) Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

d) Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Soạn phần luyện tập Bạn đến chơi nhà

Giải câu 1 – Luyện tập Bạn đến chơi nhà (Trang 106 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 1. a*) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a) Ngôn ngữ ở bài ‘Bạn đến chơi nhà’ có khác gì với ngôn ngữ ở đoạn thơ ‘Sau phút chia li’ đã học?

Khác nhau:

– Sau phút chia li:

+ Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

+ Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

– Bạn đến chơi nhà:

+ Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

+ Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

+ Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

Giống nhau : Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.

b) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Bạn đến chơi nhà

Bài 1: Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao? 

Trả lời:

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật : gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8, phép đối giữa câu 3-4, 5-6.

Bài 2: Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK trang 105.

Trả lời:

a) Theo câu thứ nhất, đúng ra tác giả nên tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế.

b) Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.

c) Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.

d) Tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm.

Soạn bài luyện tập Bạn đến chơi nhà trang 106 SGK ngữ văn 7 tập 1

Bài 1: a*) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a*) Ngôn ngữ của bài Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường mộc mạc, đùa vui hóm hỉnh và mang đậm tính thuần Việt hơn so với ngôn ngữ buồn sầu, ước lệ, tính Hán Việt của bài Sau phút chia ly.

b) “ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà chỉ 2 người (nhà thơ và người bạn) thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai người bạn. Còn “ta với ta” trong Qua Đèo Ngang chỉ một mình nhà thơ giữa khung cảnh rộng lớn, tăng lên nỗi buồn và cô đơn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Văn mẫu hay
Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment