X

Soạn bài – Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá trang 131 – 135 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

Tháng tám, thu cao, gió thét già,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre

Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

Quay về, chống gậy lòng ấm ức!

Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu.

Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê(1)

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

(Đỗ Phủ(*), Khương Hữu Dụng dịch, trong Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

Chú thích:

(*) Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình.Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô.Đỗ Phủ vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà bị gió phá nát.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.

(1) Sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh xảy ra năm 755, đến năm 763 mới chấm dứt.Như vậy, lúc bài thơ được sáng tác, tình hình xã hội vẫn rối loạn.Đỗ Phủ mất ngủ không phải chỉ vì nghèo đói, bệnh tật mà còn vì lo lắng tới vận dân, vận nước.

Hướng dẫn soạn bài – Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. Về thể loại

Thể thơ: Thơ tự do cổ thể (ra đời trước đời Đường: vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng).

II. Tóm tắt bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là bài thơ thể hiện tình cảnh nghèo khổ, bi thảm của nhà thơ Đỗ Phủ. Nhưng từ hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt ấy, con người không thôi mơ ước, không chỉ mong ước cho mình mà cho thiên hạ. Một lần nữa ta thấy được tấm lòng bao la của nhà thơ dành cho mọi kiếp người.

III. Hướng dẫn soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giải câu 1 (Trang 133 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

(Gợi ý:

– Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?

– Thống kê số câu mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài, phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ và một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài – trừ câu 20 và 21, bản dịch đã giữ đúng số câu, số chữ của nguyên bản.)

Trả lời:

– Bài thơ gồm bốn phần:

Phần 1 (khổ thứ nhất): Tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà.

Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung.

Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa.

Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ.

– Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.

Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.

Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức – giật – được – ức –mực – đặc – sắc – nát- đứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.

Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu – hoan – bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.

Giải câu 2 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Hãy cho biết các phần của bài thơ thuộc phương thức biểu đạt nào sau đây: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm trực tiếp, Miêu tả kết hợp tự sự, Miêu tả kết hợp biểu cảm, Tự sự kết hợp biểu cảm, Kết hợp cả 3 phương thức?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt Miêu tả Tự sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả – tự sự Miêu tả – biểu cảm Tự sự – biểu cảm Tự sự – miêu tả – biểu cảm
Phần 1 X
Phần 2 X
Phần 3 X
Phần 4 X

Giải câu 3 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời:

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

– Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.

Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.

– Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

– Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cẩ nhà run cầm cập.

– Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói

-> đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.

=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng.

Giải câu 4 (Trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Giá thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.

Trả lời:

Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ).

Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ gồm 4 phần:

– Đoạn 1 (5 dòng đầu): Bối cảnh chung: Gió thu cuộn mất ba lớp tranh nhà’tác giả.

– Đoạn 2 (5 dòng kế): Uất ức vì già yếu nên bị bọn trẻ con xô cướp giật mất tranh.

– Đoạn 3 (8 dòng kế tiếp): Nỗi khổ nhà dột, ướt lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.

– Đoạn 4 (phần còn lại): Tình cảm cao cả vị tha của tác giả.

Cũng có thể có cách chia bố cục theo kiểu khác: bài thơ có 2 phần: phần đầu 18 câu làm nền và phần sau 5 câu thể hiện ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. Riêng phần đầu có thể chia thành ba phần nhỏ.

Cách phân chia sau cũng rất hợp lí.

Câu 2: Kẻ bảng vào vở và đánh dấu nhân vào ô mà em cho là hợp lí.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chủ yếu ở mỗi phần

Phần 1: Miêu tả (kết hợp tự sự).

Phần 2: Tự sự (kết hợp với biểu cảm)

Phần 3: Miêu tả (kết hợp với biểu cảm).

Phần 4: Biểu cảm trực tiếp.

(Thực ra ranh giới của các phương thức trên chỉ có tính chất tương đối mà thôi).

Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thế hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời:

Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa, mưa chằng dứt

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê.

Đèm dài ướt át sao cho trót?

Sau trận cuồng phong, gió lặng, mây tối mực không gian co lại trong bốn bức vách mựa dày hạt mưa, mưa chẳng dứt… Căn nhà đã bị tốc mái nên có khác chi ngoài trời. Đỗ Phủ lúc này đốì mặt với cái nghèo và cái khổ đầy cay nghiệt: cả nhà chỉ có một tấm chăn cũ nát, con dại nầm xấu nết đã đạp lót nát đã khiến ông không sao chợp mắt được. Đã vậy, nhà thơ còn phải lo lắng vì loạn lạc: “từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”. Tấm thân già yếu bệnh tật của ông chịu sao nổi cảnh “chiểu đất màn trời” ấy. Ông than thở: “Đêm dài ướt át sao cho trót”. Lời than chan chứa bao nỗi chua xót và bất lực của một con người đối mặt với cái nghèo và cái khổ đặp dồn.

Chỉ với vài nét chấm phá đơn sơ, Đỗ Phủ đã miêu tả sinh động và khúc chiết những nỗi khổ của ông, nhất là chỉ với nét điểm xuyết: từ trải cơn loạn ít ngủ nghê đã làm cho nỗi khổ của nhà thơ như được nhân lên gấp bội lần.

Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Trả lời:

Giá trị của bài thơ đã tăng lên nhiều lần nhờ ở đoạn kết:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bản!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

Để viết những dòng thơ “xuất thần” tuyệt vời này, Đỗ Phủ vượt lên trên nỗi đau khổ, nghèo túng cửa chính bản thân mình.

Nhà thơ mơ ước có được “nhà rộng muôn ngàn gian” vững chãi trước giông bão gió mưa để che cho những kẻ sĩ nghèo trong khắp thiên hạ. Bao giờ nhìn thấy nhà ấy sừng sững dựng trước mắt thì riêng lều của nhà thơ tan nát, tấm thân cửa nhà thơ dẫu có chết vì giá rét vẫn cam lòng.

Đây đúng là một ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ tới người khác) và tinh thần nhân đạo (ưức mong cho mọi người được hân hoan vui sướng).

Tinh thần tiên ưu, hậu lạc (lo trước, vui sau) của Nho giáo đã thấm sâu vào tâm hồn Đỗ Phủ. Nhà thơ tuy nghèo khổ rất mực nhưng lại không muốn mình sung sướng trước mọi người. Ồng mơ ước cho mọi người được sung sướng trước ông và hơn ông.

Thật là một tư tưởng giàu tính nhân văn đáng ca ngợi.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment