Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten trang 37 – 42 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của LA PHÔNG-TEN (1)

(Trích)

Giọng cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao!
– Xin bệ hạ(2) hãy nguôi cơn giận,
Xét lại cho tường tận kẻo mà…
Nơi tôi uống nước phải là
Hơn hai chục bước cách xa dưới này.
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên.
Con quái ác lại gầm lên:
– Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái.
– Nói xấu ngài, tôi nói xấu ai,
Khi tôi còn chửa ra đời?
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành.(3)

Buy-phông(4) chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “Chính vì sợ hãi – ông nói – mà chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhau, và đã sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn, vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Thậm chí dường như chúng không cảm thấy tình huống bất tiện của chúng;

Cho soi va cuu trong tho ngu ngon cua la phong ten sgk ngu van 9 tap 2 hinh anh 1

chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi. Chúng cứ đứng lì ra, muốn bắt chúng di chuyển nơi khác và bước đi, cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay con đầu đàn ấy cũng cứ ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó(5) xua đi”. Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng(6) phía trước, cho đến khi con đã bú xong. La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…

Còn chó sói, bạo chúa(7) của cừu, trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét(8) và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten […] chỉ là một gã vô lại(9) luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn […].
Buy-phông viết: “Chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại chó sói của nó. Khi ta thấy nhiều con chó sói tụ hội với nhau, thì đấy không phải là một bầy chó sói hiền hoà mà là một bầy chó sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếp, và nhằm để tấn công một con vật to lớn, như con hươu, con bò hoặc để chống trả một con chó gộc nào đấy. Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã(10), tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết thì vô dụng”…

Con chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa khát máu, và khi nó nói với chú cừu non, ta nghe thấy giọng khàn khàn và tiếng gầm dữ dội của con thú điên […]. Nhưng một tính cách(11) thì phức tạp. Nếu nhà bác học(12) chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ(13), với đầu óc phóng khoáng(14) hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn.

Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.

(H. Ten(*), La Phông-ten và thơ ngụ ngôncủa ông, NXB Ha-sét, Pa-ri, bản in lần thứ 26. Đoạn trích NBS dịch và đặt nhan đề)

Chú thích:

(*) Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853).

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trích từ chương II, phần thứ hai của công trình trên.

(1) La Phông-ten (1621 – 1695): nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp.

(2) Bệ hạ: tiếng tôn xưng khi thần dân nói với vua.

(3) Đây là một đoạn trong bài thơ ngụ ngôn Chó sói và cừu non của nhà thơ La Phông-ten. Đoạn thơ dịch này rút từ bản dịch của Tú Mỡ (Tú Mỡ dịch là Chó sói và chiên con) trong tập Ngụ ngôn La Phông-ten của các dịch giả Huỳnh Lý – Nguyễn Đình – Tú Mỡ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996. Xem toàn văn bản bài thơ ở phần Đọc thêm.

(4) Buy – phông (1707 – 1788): nhà vạn vật học, nhà văn Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình Vạn vật học nổi tiếng gồm 35 tập xuất bản từ 1749 đến 1789. Những đoạn H.Ten trích của Buy-phông là từ công trình này.

(5) Chó: ở đây là chó được huấn luyện để giúp việc chăn cừu.

(6) Nhìn lơ đãng: nhìn chỗ này, chỗ khác, không chăm chú vào một cái gì.

(7) Bạo chúa: chúa tể tàn bạo.

(8) Lấm lét: kông dám nhìn thẳng, có vẻ vụng trộm.

(9) Gã vô lại: kẻ hư hỏng, xấu xa, bất lương.

(10) Hoang dã: ở đây ý muốn nói dữ tợn như loài thú rừng.

(11) Tính cách: ở đây muốn nói tính cách nhân vật trong văn học.

(12) Nhà bác học: ở đây muốn nói nhà khoa học.

(13) Nhà thơ: ở đây muốn chỉ nhà văn nói chung.

(14) Phóng khoáng: tự do, không bị gò bó.

Hướng dẫn soạn bài – Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

I. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu đến “Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành”): phần mở đầu, lời trích dẫn thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả.

– Phần 2 (tiếp theo đến “buồn rầu và tốt bụng như thế”): So sánh hình ảnh cừu trong sáng tác của La Phông-ten và Buy-phông.

– Phần 3 (đoạn còn lại): So sánh hình ảnh chó sói trong sáng tác của La Phông-ten và Buy-phông.

II. Hướng dẫn soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten chi tiết.

Giải câu 1 (Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời:

Văn bản có bố cục hai phần:

– Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten

– Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Giải câu 2 (Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói?

Trả lời:

Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Giải câu 3 (Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời:

Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát => cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

Giải câu 4 (Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời:

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

– Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

– Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

– Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

– Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

I. Bố cục:

– Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

– Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1. Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời:

– Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

– Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể.

Câu 2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói?

Trả lời:

Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói theo quan điểm của một nhà khoa học, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời:

Khi xây dựng hình tượng con cừu, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đối mặt với chó sói bên dòng suối. Nhờ đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát – cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời:

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

– Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

– Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

+ Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status