X

Từ những điều quan sát được ở trường em, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường?

Câu hỏi 1 (Trang 43 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1) – Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường? Phần soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh – Tuần 4, trang 41 – 42 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

Trả lời:

A. Tìm hiểu đề

– Đề bài yêu cầu tả cảnh gì?

  • Tả ngôi trường

– Em tả cảnh đó để làm gì?

  • Giới thiệu cảnh đẹp của trường em cho mọi người biết.

– Lưu ý:

  • Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (một buổi sáng hay buổi chiều, vào mùa hè hay mùa đông,…). Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông,…).
  • Bình thường, nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, … Tuy nhiên, cũng có thể tả theo thứ tự ngược lại (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, …).
  • Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động cửa thầy và trò. Có thể tả các hoạt động này, nhưng chỉ nên tả lướt qua để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt.

B. Lập dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về trường em.

2. Thân bài

– Tả bao quát ngôi trường:

+ Hình dạng: Màu ngói, màu tường,…

+ Sân trường:

  • Cột cờ, cây cối, ghế đá.
  • Hoạt động vào giờ ra chơi.
  • Hoạt động vào giờ chào cờ.
  • Hoạt động vào giờ học.

– Lớp học:

  • Số phòng học.
  • Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ… ).

– Vườn trường:

  • Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.

3. Kết bài

  • Em rất tự hào về trường em.
  • Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
  • Mời các bạn ghé thăm trường em.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment