Giải câu 1 (Trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1) – Trong những từ in đậm sau đây, từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? Phần soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (Tuần 8), trang 82 – 83 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1.
a) Chín
– Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
– Tổ em có chín học sinh.
– Nghĩa cho chín rồi hãy nói.
b) Đường
– Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
– Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
– Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
c) Vạt
– Những vạt nương màu mật.
Lúa chín ngập lòng thung.
NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
– Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
– Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
Trả lời:
Câu | Từ đồng âm | Từ nhiều nghĩa |
– Lúa ngoài đồng đã chín vàng.– Tổ em có chín học sinh. | + | |
– Lúa ngoài đồng đã chín vàng.– Nghĩ cho chín rồi hãy nói. | + | |
– Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.– Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. | + | |
– Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.– Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. | + | |
– Những vạt nương màu mậtLúa chín ngập lòng thung. – Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. | + | |
– Những vạt nương màu mậtLúa chính ngập lòng thung. – Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. | + |
Giải thích:
– Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ “chín” trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
– Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).
– Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
– Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).
– “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
– “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment