X

Trả lời gợi ý Bài 7 Trang 18 SGK GDCD lớp 8

Trả lời gợi ý Bài 7 Trang 18 SGK GDCD lớp 8, phần câu hỏi gợi ý Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội

Đề bài câu hỏi gợi ý Bài 7 Trang 18 SGK GDCD lớp 8:

a) Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao?

b) Hãy kể những hoạt động chính trị – xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị – xã hội?

c) Học sinh tham gia các hoạt động chính trị – xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội?

Lời giải câu hỏi gợi ý Bài 7 Trang 18 SGK GDCD lớp 8:

a) – Em không đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.

– Em đồng tình với quan niệm: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội của địa phương, của đất nước. Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ cảm thông với tất cả mọi người. Có trách nhiệm với tập thể, có lối sống cộng đồng.

b) Một số hoạt động mà em thường tham gia:

– Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.

– Phong trào Trần Quốc Toản

– Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

– Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.

c) – Hoạt động chính trị – xã hội trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển nhản cách, nhất là các giá trị và năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

– Đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất.

– Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Trân Trân:
Leave a Comment