Trả lời gợi ý Bài 18 Trang 61 SGK GDCD lớp 7, phần câu hỏi gợi ý Bài 17: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Đề bài câu hỏi gợi ý Bài 18 Trang 61 SGK GDCD lớp 7:
a) Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
b) Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
c) Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào : trạm y tế, trường học, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) hay công an xã (phường, thị trấn)?
d) Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
đ) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Lời giải câu hỏi gợi ý Bài 18 Trang 61 SGK GDCD lớp 7:
a) – Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm:
+ Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn).
+ Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).
b) Việc xin cấp lại giấy khai sinh phải đến ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi mình cư trú, hoặc đang đăng kí hộ tịch. Người xin cấp lại giấy khai sinh phải trình:
+ Đơn xin cấp lại giấy khai sinh
+ Sổ hộ khẩu
+ Chứng minh thư nhân dân
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật
Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
c) Khi cần sao giấy khai sinh thì đến ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).
d) Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra.
Có nhiệm vụ và quyền hạn:
– Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiền năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
– Giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống.
đ) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân xã (phường, trị trấn) bầu ra.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của úy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trên các lĩnh vực: đất đai, nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp…
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn).
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lí việc cư trú, đi lại…
+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ tính mạng tự do, danh dự nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
BAIVIET.COM
Leave a Comment