X

Trả lời câu hỏi thực hành 2 Bài 46 trang 206 SGK Sinh học lớp 12

Giải câu hỏi thực hành 2 Bài 46 Trang 206 SGK Sinh học lớp 12, phần câu hỏi thảo luận Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Đề bài câu hỏi thực hành 2 Bài 46 Trang 206 SGK Sinh học lớp 12:

Hãy điền các hình thức gây ô nhiễm môi trường đã quan sát theo gợi ý nội dung trong bảng 46.2.

Bảng 46.2. Bảng gợi ý nội dung về hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục
Ô nhiễm không khí:

– Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề,…

– Ô nhiễm do phương tiện giao thông

– Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia đình…*

Ô nhiễm chất thải rắn:

– Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… thải ra từ các nhà máy, công trường

– Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

– Rác thải từ các bệnh viện

– Giấy gói, túi nilon,… thải ra từ sinh hoạt ở mỗi gia đình…*

….
Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,…;…*

….
Ô nhiễm hóa chất độc:

– Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy

– Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp…*

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán;…*

* Học sinh ghi thêm các hình thức gây ô nhiễm đã quan sát.

Lời giải câu hỏi thực hành 2 Bài 46 Trang 206 SGK Sinh học lớp 12:

Bảng 46.2. Bảng gợi ý nội dung về hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục
Ô nhiễm không khí:

– Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề,…

– Ô nhiễm do phương tiện giao thông

– Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia đình…*

– Công nghệ lạc hậu – Sử dụng hệ thống lọc khí tại các nhà máy- Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông sạch

– Sử dụng các dụng cụ đun nấu theo quy định.

Ô nhiễm chất thải rắn:

– Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… thải ra từ các nhà máy, công trường

– Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

– Rác thải từ các bệnh viện

– Giấy gói, túi nilon,… thải ra từ sinh hoạt ở mỗi gia đình…*

– Chưa chấp hành quy định xử lí rác thải công nghiệp, y tế và sinh hoạt.- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. – Xử lí chất thải khoa học- Quy địnhnghiêm ngặt việc xử lí chất thải

– Nâng cao ý thức người dân qua tuyên truyền

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,…;…*

– Chưa có hệ thống xử lí nước thải hoặc hệ thống chưa đạt chuẩn – Xây dựng nhà máy xử lí nước thải
Ô nhiễm hóa chất độc:

– Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy

– Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp…*

– Sử dụng hóa chất độc hại – Quản lí chặt chẽ các hóa chất độc hại- Hạn chế sử dụng các chất độc, chất có hại
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán;…*

– Vệ sinh môi trường chưa sạch sẽ – Tích cực vệ sinh môi trường sống.- Hạn chế và hủy các ổ chứa bệnh dịch

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment