X

Trả lời câu hỏi 3 Bài 44 trang 132 SGK Sinh học lớp 9

Giải câu hỏi 3 Bài 44 Trang 132 SGK Sinh học lớp 9, phần câu hỏi thảo luận Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.

Đề bài câu hỏi 3 Bài 44 Trang 132 SGK Sinh học lớp 9:

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?

– Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

– Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

– Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

– Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

– Địa y sống bám trên cành cây.

– Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

– Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

– Giun đũa sống trong ruột người.

– Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

– Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Lời giải câu hỏi 3 Bài 44 Trang 132 SGK Sinh học lớp 9:

– Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

-> Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

– Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

-> Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

– Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

-> Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).

– Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

-> Quan hệ đối địch (Ký sinh)

– Địa y sống bám trên cành cây.

-> Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

– Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

-> Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

– Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

-> Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

– Giun đũa sống trong ruột người.

-> Quan hệ đối địch (Ký sinh).

– Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

-> Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

– Cây nắp ấm bắt côn trùng.

-> Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

thanhthanh:
Leave a Comment