Trả lời câu hỏi 2 Bài 32 trang 127 SGK Sinh học lớp 10

Giải câu hỏi 2 Bài 32 Trang 127 SGK Sinh học lớp 10, phần câu hỏi thảo luận Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

Đề bài câu hỏi 2 Bài 32 Trang 127 SGK Sinh học lớp 10:

Xung quanh ta có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?

Lời giải câu hỏi 2 Bài 32 Trang 127 SGK Sinh học lớp 10:

Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.

Miễn dịch chia thành 2 loại:

– Miễn dịch không đặc hiệu:

+ Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

+ Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

+ Không mang tính đặc hiệu.

+ Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…

+ Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)

– Miễn dịch đặc hiệu:

+ Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

+ Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.

+ Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.

+ Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.

+ Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.

BAIVIET.COM

DMCA.com Protection Status