Giải câu hỏi 2 Bài 13 Trang 43 SGK Sinh học lớp 8, phần câu hỏi thảo luận Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể.
Đề bài câu hỏi 2 Bài 13 Trang 43 SGK Sinh học lớp 8:
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
– Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
– Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm ?
Lời giải câu hỏi 2 Bài 13 Trang 43 SGK Sinh học lớp 8:
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% – 80% – 70%…) thì máu sẽ đặc lại. Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn.
– Chức năng của huyết tương là: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Trong huyết tương có các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải – huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất này trong cơ thể.
– Máu từ phổi về tim được mang nhiều 02 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với ơ2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều C02 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.
BAIVIET.COM