Giải câu hỏi 1 Bài 33 Trang 96 SGK Sinh học lớp 9, phần câu hỏi thảo luận Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.
Đề bài câu hỏi 1 Bài 33 Trang 96 SGK Sinh học lớp 9:
Hãy trả lời các câu hỏi sau
– Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
– Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào?
– Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé?
– Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào?
Lời giải câu hỏi 1 Bài 33 Trang 96 SGK Sinh học lớp 9:
– Các tia phóng xạ khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.
– Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách: chiếu xạ với liều lượng và cường độ thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy, vào mô thực vật nuôi cấy.
– Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé.
– Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. Sốc nhiệt làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rồi loạn sự phân bào, thường phát sinh đột biến NST
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment