Giải câu hỏi 1 Bài 26 Trang 87 SGK Sinh học lớp 6, phần câu hỏi thảo luận Bài 26: Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên.
Đề bài câu hỏi 1 Bài 26 Trang 87 SGK Sinh học lớp 6:
Quan sát các H.26.1, H.26.2, H.26.3, H.26.4 trao đổi trong nhóm về các câu hỏi và tìm những thông tin để điền vào bảng trang sau.
– Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì?
Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành những cây mới không? Vì sao?
– Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
– Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
– Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
STT | Tên cây | Sự tạo thành cây mới | ||
---|---|---|---|---|
Mọc từ phần nào của cây | Phần đó thuộc loại cơ quan nào | Trong điều kiện nào | ||
1 | Rau má | |||
2 | Gừng | |||
3 | Khoai lang | |||
4 | Lá thuốc bỏng |
Lời giải câu hỏi 1 Bài 26 Trang 87 SGK Sinh học lớp 6:
– Cây rau má trên đất ẩm ở mỗi mấu thân sẽ ra rễ, mỗi mấu thân có thể phát triển thành cây mới vì cây đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá.
– Củ gừng để nơi đất ẩm có thể thành cây mới, vì tại các mấu thân ra rễ và nảy mầm.
– Khoai lang để nơi ẩm cũng ra rễ và nảy mầm nên có thể tạo thành những cây mới.
– Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất, ra rễ và nảy mầm nên cũng có thể tạo thành cây mới.
STT | Tên cây | Sự tạo thành cây mới | ||
---|---|---|---|---|
Mọc từ phần nào của cây | Phần đó thuộc loại cơ quan nào | Trong điều kiện nào | ||
1 | Rau má | Thân bò | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi đất ẩm |
2 | Gừng | Thân rễ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
3 | Khoai lang | Rễ củ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
4 | Lá thuốc bỏng | Lá | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
BAIVIET.COM