X

Nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài?

Giải câu 2 – Nhận xét (Trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) – Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài? Phần soạn bài Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài trang 78 – 79 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Gợi ý:

– Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng?

– Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào?

Trả lời:

Tên người

 Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi

 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép

 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn / xtôi

 Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích

 Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mô / rít / xơ

 Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát / téc / lích

 Thô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Thô-mát và Ê-đi-xơn

 Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Thô / mát /

 Bô phận 2 gồm 3 tiếng: Ê / đi / xơn

Tên địa lí

 Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi / ma / lay / a

 Đa-nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng: Đa / nuýp

 Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là Lốt và Ăng-giơ-lét.

 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lốt

 Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ăng / giơ / lét.

 Niu Di-lân có hai bộ phận: Niu và Di-lân.

 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Niu

 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Di / lân.

 Công-gô có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là: Công / gô

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment