Tóm tắt lý thuyết bài Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trang 96 – 98 SGK Công nghệ lớp 10) cần nhớ:
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động sống của vi sinh vật để chế biến, làm giàu thêm chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn đã có, hoặc sản xuất ra loại thức ăn mới cho vật nuôi, cụ thể như:
– Dùng các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích ủ lên men thức ăn, tác dụng bảo quản rất tốt bởi những vi sinh vật này ngăn chặn sự phát triển vi sinh vật có hại làm hỏng thức ăn.
– Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn, sản sinh ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học làm tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn.
Vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi phát triển mạnh, sinh khối nhân lên nhanh. Thời gian nhân đôi tế bào một số sinh vật như sau:
– Nấm men: 0,3 đến 2 giờ.
– Cây cỏ: từ 6 đến 12 ngày.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Nguyên lí: Cấy nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.
Kết quả: Hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.
III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Người ta có thể sản xuất các loại thức ăn giàu protein và vitamin cho vật nuôi bằng cách nuôi cấy vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men,…) để tạo ra sinh khối với số lượng lớn từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm, từ phế liệu.
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn từ vi sinh vật có thể là các loại cacbon hydrat như: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường…
Để sản xuất được thức ăn từ vinh vật, cần phải có các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment