X

Lý thuyết Phép trừ và phép chia Trang 20 – 22 SGK Toán 6 – Tập 1

Lý thuyết Phép trừ và phép chia (Trang 20 – 22 SGK toán lớp 6 – tập 1) cần nhớ:

Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b  + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.

Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.

Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.

Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

Số chia bao giờ cũng khác 0.

Tóm tắt kiến thức:

1. Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b  + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.

Lưu ý:

– Nếu b + x = a thì x = a – b và b = a – x.

– Nếu x = a – b thì b + x = a và b = a – x.

– Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ.

2. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.

Lưu ý:

– Nếu b . x = a thì x = a : b nếu b ≠ 0 và b = a : x nếu x ≠ 0.

– Nếu x = a : b thì b . x = a và nếu a ≠ 0 thì b = a : x.

3. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.

Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

4. Số chia bao giờ cũng khác 0.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Kiến thức
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment