Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) Trang 14 – 15 SGK Toán 8 – Tập 1

Lý thuyết bài Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) (Trang 14 – 15 SGK toán lớp 8 – tập 1) cần nhớ:

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có:

Tổng của lập phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.

Hiệu của lập phương hai biểu thức bằng tích của hiệu hai biểu thức và bình phương thiếu của tổng hai biểu thức đó.

Tóm tắt kiến thức:

6. Tổng hai lập phương:

A³ + B³ = (A + B)(A² – AB + B²)

7. Hiệu hai lập phương:

A³ – B³ = (A – B)(A² + AB + B²)

Ta có bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:

1. (A + B)² = A² + 2AB + B²

2. (A – B)² = A² – 2AB + B²

3. A² – B² = (A + B)(A – B)

4. (A + B)³ = A³ + 3A²B + 3AB² + B³

5. (A – B)³ = A³ – 3A²B + 3AB² – B³

6. A³ + B³ = (A + B)(A² – AB + B²)

7. A³ – B³ = (A – B)(A² + AB + B²)

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status