X

Lý thuyết Lực ma sát Trang 21 – 23 SGK Vật lý lớp 8

Tóm tắt lý thuyết bài Lực ma sát (Trang 21, 22, 23 SGK Vật lý lớp 8) cần nhớ:

1. Lực ma sát trượt: lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt vủa vật khác.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một lặn trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện… sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lắn.

Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

3. Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Lưu ý:

– Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

– Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

4. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Kiến thức
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment