Tóm tắt lý thuyết bài Khảo nghiệm giống cây trồng (Trang 9, 10, 11 SGK Công nghệ lớp 10) cần nhớ:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.
2. Cung cấp cho chúng ta thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng giống cây trồng mới.
Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?
II. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Thí nghiệm so sánh giống
Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chi tiêu gì?
Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.
So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:
– Sinh trưởng
– Năng suất
– Chất lượng nông sản
– Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi
Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?
Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.
Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, người ta xây dựng quy trình kĩ thuật giống gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà.
Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
Được triển khai trên diện tích rộng lớn.
Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment