Lý thuyết Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trang 153 – 157 SGK Công nghệ lớp 10

Tóm tắt lý thuyết bài Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 153 – 157 SGK Công nghệ lớp 10) cần nhớ:

I. KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH

1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình

Kinh doanh hộ gia đình bao gồm: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ.

Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:

– Là một loại inh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân. Cá nhân (chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.

– Quy mô kinh doanh nhỏ.

– Công nghệ kinh doanh đơn giản.

– Lao động thường là người thân trong gia đình.

2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình

a) Tổ chức vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.

Nguồn vốn Chủ yếu là vốn tự có của gia đình.

Nguồn vốn khác là vay mượn.

b) Tổ chức sử dụng lao động

Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình.

Lao động được sử dụng linh hoạt, một người có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh.

3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình

a) Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất

Mức bán sản phẩm ra thị trường = Tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra – Số sản phẩm gia đình tự tiêu dùng.

Ví dụ 1: Gia đình em một năm sản xuất được 2 tấn thóc, số thóc để ăn và để giống là 1 tấn, số thóc còn lại để bán

Vậy số thóc bán ra thị trường = 2 tấn – 1 tấn = 1 tấn.

Ví dụ 2: Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm.

b) Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán

Mua gom sản phẩm để bán là hoạt động thương mại, lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra.

Ví dụ: Mặt hàng A mỗi ngày bán được 20 cái, bình quân một tháng bán được 600 cái. Như vậy, kế hoạch mua gom mặt hàng A phải đủ để mỗi tháng có 600 cái bán ra.

II. DOANH NGHIỆP NHỎ (DNN)

1. Đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ

  • Doanh thu không lớn.
  • Số lượng lao động không nhiều.
  • Vốn kinh doanh ít.

2. Những thuận lợi và khó khăn của DNN

a) Thuận lợi:

  • Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp nhu cầu thị trường.
  • Doanh nghiệp nhỏ dễ quản lý và hiệu quả.
  • Dễ đổi mới công nghệ.

b) Khó khăn

  • Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ.
  • Thường thiếu thông tin thị trường.
  • Trình độ lao động thấp.
  • Trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp.

3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

a) Hoạt động sản xuất hàng hóa

Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: Thóc, ngô, rau, quả,…

Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng: bút bi; giấy; vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo, giày dép; mây tre đan,…

b) Các hoạt động mua bán hàng hoá

Đại lí bán hàng: vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu,…

Bán lẻ tiêu dùng hàng hoá: hoa quả, bánh kẹo,…

c) Các họat động dịch vụ

  • Dịch vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí,…
  • Dịch vụ bán, cho thuê, sách truyện,…
  • Dịch vụ sữa chữa xe máy điện tử,…
  • Các dịch vụ khác: ăn uống, cắt tóc, giải khát,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status